Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Hơn 26 triệu lao động nữ sẽ không được nghỉ mỗi ngày 30 phút khi “đèn đỏ” và 60 phút khi có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nếu dự luật sửa đổi Bộ Luật Lao động được thông qua.
Ảnh: eva.com.vn.1 tiếng cho con
Dự thảo đã bỏ đi toàn bộ khoản 5, điều 155, Bộ Luật Lao động năm 2012, theo đó “lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.
Theo 1 tiếng cho con – một chiến dịch kêu gọi giữ nguyên thời gian nghỉ cho lao động nữ, sức khỏe phụ nữ thường hay bất ổn trong thời gian “đèn đỏ” và cho con bú.
Bỏ đi thời gian nghỉ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người lao động mà còn tước đi 60 phút được chăm sóc của trẻ em từ người mẹ hay người giám hộ.
60 phút đó cho phép người lao động có thể thỏa thuận để đi làm muộn hơn, nghỉ trưa lâu hơn hay tan ca sớm hơn, vừa bảo đảm sức khỏe cho mình vừa chăm sóc cho con nhỏ.
Nếu luật mới được thông qua, nó sẽ không đồng bộ với quy định hiện hành. Ví dụ khoản 3, điều 43, Luật trẻ em: “Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ”.
Quy định này sẽ ảnh hưởng đến hơn 26 triệu lao động nữ tại Việt Nam. Ảnh: Dân Trí.Điều 10, Công ước Bảo vệ thai sản năm 2000 nêu: “Người phụ nữ sẽ có quyền có một lần nghỉ hoặc hơn trong một ngày hoặc giảm giờ làm việc hàng ngày để cho con bú”, lần nghỉ và giờ nghỉ vẫn được tính vào thời gian làm việc và được hưởng lương.
Việt Nam đã nỗ lực gia nhập công ước này từ năm 2011. Các quy định hiện hành về bảo vệ thai sản đang giúp Việt Nam đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của công ước này so với các nước ASEAN.
Nếu bỏ đi 60 phút nghỉ đối với người lao động thì Việt Nam sẽ phí phạm nỗ lực gia nhập công ước này và đi ngược lại xu thế chung của thế giới về bảo vệ người lao động nữ và trẻ em.
Lao động nữ sẽ phải tự đàm phán với chủ về giờ nghỉ
Dự thảo mới đã tạo ra một sự mập mờ khi thay đổi khoản 1 và khoản 2, điều 155 của bộ luật này. Theo dự thảo, người sử dụng lao động phải điều chỉnh công việc đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu công việc đó gây nguy hiểm đến sức khỏe, nếu không điều chỉnh được công việc, phải chuyển người lao động sang làm công việc khác mà vẫn giữ nguyên mức lương hoặc lợi ích của người lao động, trong một thời gian nhất định.
Còn trong Bộ Luật Lao động 2012 quy định rất rõ là lao động nữ đương nhiên được nghỉ 1 tiếng mỗi ngày để chăm con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, chủ sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và yêu cầu đi công tác xa đối với phụ nữ mang thai tháng từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo). Phụ nữ mang thai tháng thứ 7 sẽ được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm hằng ngày và hưởng đủ lương.
Ưu điểm của quy định mới trong dự thảo là người lao động có thể yêu cầu chủ, quản lý của mình điều chỉnh công việc khi mang thai và sau khi mang thai. Nhưng bất cập là điều chỉnh như thế nào và làm sao biết được đó là công việc gây nguy hiểm đến sức khỏe? Đặc biệt “một thời gian nhất định” là trong bao lâu?
Trong khi Việt Nam chưa có công đoàn độc lập, quy định này sẽ đẩy nữ lao động vào chỗ phải đàm phán với chủ sử dụng lao động. Vấn đề là không phải ai cũng có khả năng đàm phán và sẽ khó khăn hơn rất nhiều cho người lao động nếu không có quy định rõ ràng.
Dự thảo này do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội soạn thảo, tuy nhiên, Bộ không giải thích việc thay đổi khoản 1, khoản 2 và xóa bỏ khoản 3 điều 155 của bộ luật này. Hiện nay còn 4 ngày để người lao động đóng góp ý kiến tại trang dự thảo online của Bộ.
Hàng ngàn công nhân đã đình công tại TP.HCM sau khi chính sách về bảo hiểm xã hội thay đổi năm 2015. Ảnh: WSJ.Chế độ thai sản ở các nước ASEAN
Việt Nam dẫn đầu ASEAN với 6 tháng nghỉ thai sản, không nghỉ nhiều hơn 2 tháng trước sinh. Khi sinh hai, sinh ba sẽ được nghỉ thêm 30 ngày. Được hưởng đầy đủ chế độ thai sản theo bảo hiểm xã hội, nếu trở lại làm việc sớm sẽ được hưởng cả tiền lương.
Tiếp theo là Singapore có 16 tuần (112 ngày) nghỉ thai sản và hưởng đủ lương từ người thuê lao động.
Campuchia, Indonesia và Thái Lan và cho phép nghỉ thai sản trong 90 ngày. Tuy nhiên, Campuchia chỉ trả 50% tiền lương và với điều kiện đã làm việc hơn 1 năm.
Số ngày nghỉ ở Philippines là thấp nhất. Phụ nữ chỉ có 2 tuần nghỉ trước ngày dự đoán sinh và 4 tuần sau sinh, được trả lương đầy đủ bởi hệ thống an sinh xã hội.
Singapore là một trong những nơi có điều kiện làm việc tốt nhất thế giới. Ảnh: The Straits Times.Chỉ có 4 quốc gia quy định về việc giảm thời gian làm việc cho người lao động trở lại làm việc sau sinh là Campuchia, Lào, Indonesia và Việt Nam.
Campuchia quy định đối với phụ nữ cho bú dưới 12 tháng tuổi, được phép nghỉ 60 phút mỗi ngày, hoặc 2 lần 30 phút mỗi ngày. Đối với doanh nghiệp có hơn 100 lao động nữ thì phải có phòng dành cho các bà mẹ cho con bú và nhà giữ trẻ. Các doanh nghiệp không có khả năng đảm bảo điều đó phải trả phụ cấp cho người lao động.
Còn Indonesia thì chỉ quy định người sử dụng lao động nên cung cấp một nơi thích hợp để bà mẹ có thể cho con bú trong thời gian làm việc.
Lao động nữ tại Lào có quyền nghỉ 60 phút mỗi ngày để cho con bú và chăm sóc trẻ nhỏ sau khi sinh cho đến tháng thứ 12.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam có các quy định tiến bộ về quyền nghỉ ngơi của người lao động. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 phải rất cẩn thận, để vừa phù hợp với thực tế vừa không đi ngược lại với xu thế của thế giới.
Tài liệu tham khảo: