‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Luật Khoa xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Bộ Giáo dục – Việt Nam Cộng hòa dịch và ấn hành vào năm 1965 tại Sài Gòn.
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình và no ấm.
Gần 70 năm qua, nhiều quốc gia đã lấy bản tuyên ngôn này làm cơ sở cho việc soạn thảo hiến pháp và pháp luật. Khi đưa ra phán quyết của mình, cả Tòa Công lý Quốc tế và các tòa quốc gia đều xem tuyên ngôn như một công cụ giải thích các điều luật. Bản tuyên ngôn luôn ở vị trí hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính trị, ngoại giao về thực thi quyền con người tại các quốc gia.
Thời Việt Nam Cộng hòa, học sinh trung học (lớp 6 đến lớp 12 ngày nay) được tiếp cận với nhân quyền và chính trị khá sớm qua môn Công dân giáo dục.
Trong chương trình cập nhật hóa năm 1970-1971, học sinh lớp 6 được dạy về Luật đi đường; học sinh lớp 7 và lớp 8 được học về tổ chức học đường, đời sống xã hội, đời sống tôn giáo và bổn phận của học sinh.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dạy cho học sinh lớp 9 cùng với Công dân quyền, Quyền tự do cá nhân, Quyền tự do tư tưởng, Quyền kinh tế xã hội và Bổn phận của công dân.
Học sinh lớp 10 được học chủ yếu về quốc gia, yếu tố cấu thành quốc gia, quốc gia độc lập, tổ chức bộ máy công quyền của Việt Nam Cộng hòa, giao tế xã hội và vấn đề thiếu nhi phạm pháp.
Lên lớp 11, học sinh được học khái lược về kinh tế: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy và vai trò của tiền tệ, ngân hàng, mậu dịch quốc tế.
Tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này được trích từ tạp chí nghiên cứu
Mémoires d’Indochine(Hồi ức Đông Dương) tại Pháp.
Tạp chí này là diễn đàn mở cho sinh viên và các nhà nghiên cứu thảo luận, trao đổi tài liệu nhằm làm rõ lại lịch sử Đông Dương (Campuchia, Lào và Việt Nam) không qua lăng kính của kẻ chiến thắng, mà thông qua những câu chuyện đời thường, hồi ức của các diễn viên, các phiên xét xử và các tác phẩm báo chí, văn học, điện ảnh bên lề của lịch sử.
Dưới đây là 40 trang của tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dịch và in tại miền Nam năm 1965.
Tài liệu tham khảo: