Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Tổ chức World Justice Project (WJP) đã công bố chỉ số pháp quyền của 113 quốc gia năm 2016, trong đó nền pháp quyền của Việt Nam đã tăng 7 bậc so với năm ngoái, xếp thứ 67. Tuy tăng nhanh nhất trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều chưa chạm mức trung bình của khu vực này.
Các quốc gia Tây Âu có nền pháp quyền đứng đầu thế giới, theo thứ tự là Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, và Áo. Tiếp theo là ba quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương là New Zealand, Singapore, và Úc.
Đông Á & Thái Bình Dương được đánh giá khá cao trong bảy khu vực. Nền pháp quyền khu vực này chỉ đứng sau Tây Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, chỉ có yếu tố bảo vệ các quyền cơ bản là thấp hơn so với khu vực Mỹ La-tinh & Caribe.
Chỉ số Việt Nam tăng 7 bậc
So với năm 2015, thứ hạng nền pháp quyền Việt Nam tăng 7 bậc, đạt 0.51/1 điểm, xếp 67/113 quốc gia và 11/15 trong khu vực.
5 quốc gia dẫn đầu trong khu vực này lần lượt là New Zealand, Singapore, Úc, Nhật Bản và Hồng Kông.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5/8 các quốc gia được WJP đánh giá, xếp sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, trên Philippines, Myanmar, và Campuchia.
Xếp hạng nền pháp quyền khu vực Đông Á & Thái Bình Dương. Ảnh: Luật Khoa tạp chí.9 yếu tố WJP đánh giá một nền pháp quyền
Năm 2012, WJP bắt đầu xếp hạng nền pháp quyền ở các quốc gia, gọi chung là chỉ số pháp quyền (Rule of Law Index).
Chỉ số này thể hiện cảm nhận của công chúng về nền pháp quyền ở quốc gia đó. Để đánh giá, WJP dựa trên số liệu khảo sát người dân 3 năm một lần và hằng năm đối với chuyên gia ở quốc gia. Chỉ số 2016 của Việt Nam vẫn dựa trên kết quả khảo sát người dân năm 2014.
WJP đánh giá nền pháp quyền thông qua 9 yếu tố, như hình dưới đây. Trong mỗi yếu tố được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau.
Trong đó, yếu tố công lý dân sự (civil justice) là khả năng các thiết chế như luật, cơ quan tư pháp được người dân sử dụng để giải quyết các tranh chấp; yếu tố công lý hình sự (criminal justice), đánh giá hệ thống tư pháp hình sự có quá trình điều tra, xét xử vô tư và công bằng; yếu tố công lý không chính thức (informal justice), đánh giá khả năng sử dụng các thiết chế để giải quyết mâu thuẫn như tòa án phong tục, tôn giáo hay bộ tộc.
Việt Nam chưa chạm mức trung bình khu vực
Cho dù tăng 7 bậc, nền pháp quyền Việt Nam vẫn kém xa so với mức trung bình khu vực Đông Á & Thái Bình Dương.
Vòng tròn xanh trong hình ảnh dưới đây là mức trung bình của khu vực. Các chỉ số của Việt Nam rõ ràng là không đồng đều và không chạm được vòng tròn, ngoại trừ yếu tố về an ninh – trật tự.
Thực thi pháp luật và sự cởi mở của nhà nước là hai yếu tố kém nhất trong nền pháp quyền Việt Nam.
Trong khi đó, cùng khu vực ASEAN, Singapore có các yếu tố pháp quyền phát triển vượt trội và đồng đều hơn hẳn.
Nền pháp quyền của Singapore và Việt Nam. Nguồn: South China Morning Post.An ninh và trật tự Việt Nam xếp thứ 35/113
Trong 9 yếu tố, an ninh – trật tự của Việt Nam được đánh giá cao, đạt 0.79/1 điểm. Xếp thứ 35/113 quốc gia, cao nhì trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore.
Yếu tố này được đo bằng ba chỉ số: Thiếu vắng tội phạm, thiếu vắng xung đột dân sự và thiếu vắng sự trả thù bạo lực.
Ở, chỉ số “thiếu vắng xung đột dân sự”, Việt Nam đạt điểm tuyệt đối, nghĩa là không có xung đột nào về tôn giáo hay sắc tộc. Tuy nhiên, sự trả thù bằng bạo lực ở Việt nam vẫn tồn tại và dưới mức trung bình của khu vực (vạch cam).
Chính phủ Việt Nam “đóng” nhiều hơn “mở”
Ngược lại, yếu tố “chính phủ cởi mở” (open government) của Việt Nam là kém nhất trong các yếu tố, xếp thứ 92/113 quốc gia.
3/4 chỉ số của yếu tố này chưa đạt 0.5 điểm. Chính phủ Việt Nam chưa cởi mở về quyền tiếp cận thông tin và sự tham gia quản lý nhà nước của công chúng, kế tiếp là các cơ chế khiếu nại, tố cáo và công bố luật & thông tin nhà nước.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là chính phủ cởi mở nhất. Xếp tiếp theo là Indonesia, Thái Lan, và Philippines, xếp cuối là Myanmar và Campuchia.
Việt Nam thực thi pháp luật kém
Yếu tố này đánh giá mức độ mà các quy định pháp luật được thực thi công bằng và hiệu quả. Yếu tố này của Việt Nam chỉ đạt 0.43/1 điểm, xếp thứ 92/113 quốc gia.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước thực thi pháp luật rất kém, đứng thứ 7/8, sau Myanmar và trên Campuchia.
Tài liệu tham khảo: