Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Vào cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn dân biểu của Quốc hội châu Âu đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở đây và đưa ra lời đáp cho câu hỏi: Với tình hình hiện tại, nên hay không nên phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU với Việt Nam (EVFTA)?
Khi gặp gỡ phái đoàn, đại diện một số tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đã nêu một thông điệp rõ ràng để trả lời rằng: Không, với thực trạng nhân quyền Việt Nam và nội dung thỏa thuận hiện nay thì không thể có hiệp định thương mại nào cả.
Đại diện một số tổ chức XHDS Việt Nam gặp gỡ phái đoàn dân biểu EU ngày 23/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Chí Tuyến.Vì sao các nhà hoạt động XHDS lại nói như vậy? Chẳng nhẽ họ không ủng hộ EVFTA, trong khi EVFTA và TPP là hai hiệp định thương mại tự do lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, xét về thị trường và về phạm vi cam kết?
Nếu hiểu sâu hơn về EVFTA, ta sẽ thấy nó không phải là một cây đũa thần cho nền kinh tế Việt Nam, nếu như nó không được gắn với các điều kiện về nhân quyền. Quan trọng hơn nữa, ta cần nhận ra rằng nếu nhân quyền không được bảo vệ thì sẽ không thể có sự phát triển nào bền vững.
Bị khiếu nại vì thiếu báo cáo đánh giá tác động nhân quyền
EVFTA là một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Quá trình đàm phán bắt đầu từ ngày 26/6/2012 và đến đầu tháng 12/2015 thì hoàn tất. Hai tháng sau, ngày 1/2/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiện giờ nó chỉ còn chờ quốc hội hai bên phê chuẩn là chính thức có hiệu lực.
Có thể nói quá trình đàm phán đã diễn ra rất nhanh chóng, chỉ có điều, ở giữa chừng đã xảy ra một “sự cố”: Ngày 30/4/2013, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam thuộc Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIHR, một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn) liên lạc với Ủy ban châu Âu (cơ quan hành pháp của EU) để đề nghị họ tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của EVFTA nhằm đảm bảo rằng EVFTA, nếu được ký kết và thực thi, sẽ không đưa đến việc hai bên nhà nước vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền của họ.
Ủy ban châu Âu từ chối, đưa ra nhiều lập luận như: EVFTA sẽ đánh giá tất cả các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và nhân quyền chung trong một tài liệu; quá trình đàm phán dựa theo khuôn khổ pháp lý của đàm phán giữa Việt Nam với các nước ASEAN, mà như thế thì chẳng có điều khoản nào yêu cầu phải làm báo cáo đánh giá tác động nhân quyền.
Ủy ban châu Âu cũng cho rằng báo cáo đó là không cần thiết, bởi vì sau khi ký EVFTA, chắc chắn EU vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam thông qua cơ chế đối thoại, ngoại giao, và tiếp xúc với các nhà hoạt động nhân quyền.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu còn nêu rõ: Đã có nhiều tiền lệ cho thấy mở rộng thương mại và nâng cao thu nhập sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững, mà phát triển bền vững trong thời gian dài thì sẽ cải thiện nhân quyền. (Đây vốn là một lập luận mà những người ủng hộ quan điểm “kinh tế phải đi trước chính trị” ưa dùng).
Tháng 8/2014, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam bèn khiếu nại vụ việc ra cơ quan thanh tra của EU, Ombudsman.
Ombudsman do Quốc hội châu Âu bầu ra, gần giống như thanh tra nhà nước hay thanh tra quốc hội. Cái hay của cơ chế này là bất kỳ công dân hay pháp nhân nào của EU cũng có thể gửi khiếu nại tới Ombudsman đề nghị điều tra bất kỳ cơ quan nào của EU về các vi phạm hành chính, chẳng hạn như: có sự phân biệt đối xử, không công bằng, lạm quyền, chậm phản hồi dân, không cung cấp thông tin cho dân…
Đứng đầu Ombudsman hiện nay là bà Emily O’Reilly và đây là người đã thanh tra về EVFTA theo đơn khiếu nại của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam.
Không chế tài, không ràng buộc
Đánh giá về EVFTA, một nhà kinh tế Việt Nam – Thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, VEPR) – nhận định: “So giữa EVFTA và TPP, nếu được chọn thì tôi thích chọn TPP hơn vì nó rất cụ thể và nó có chế tài xử lý”.
“EVFTA thì có điều khoản về nhân quyền nhưng không có chế tài. Tức là chỉ yêu cầu vậy thôi chứ không đưa ra tiêu chí thế nào thì là đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhân quyền, thế nào là đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền lao động.”
“Như vậy thì rất khó đánh giá kết quả. Trong khi đó, TPP quy định rất rõ: Trong vòng 5 năm, phải có công đoàn độc lập tách biệt với công đoàn hiện hành ở Việt Nam bây giờ, nếu không sẽ bị xử phạt như thế… như thế…”.
Ông Giang nhận xét thêm: “Một hiệp định thương mại tự do, nếu có quy định và chế tài rõ ràng, thì sẽ tạo sức ép lớn hơn để thúc đẩy những thay đổi về thể chế, từ đó tạo ra nhiều tự do hơn về mặt kinh tế cũng như nhân quyền cho người dân và các tổ chức ngoài công lập khác”.
Không có cánh cửa nào tươi sáng hơn cho quyền lợi của người lao động Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ.Câu hỏi đặt ra là, khi một hiệp định thương mại tự do lớn như EVFTA không có ràng buộc gì về nhân quyền, thì sao? Chẳng nhẽ các điều khoản liên quan đến nhân quyền lại quan trọng đến thế? Câu trả lời là: Đúng vậy, các điều khoản liên quan đến nhân quyền có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với EVFTA, thậm chí chúng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội.
Ai cũng có thể nói như Ủy ban châu Âu, rằng mở rộng thương mại tức thì sẽ nâng cao thu nhập cho giới doanh nghiệp và tổng thu nhập của xã hội nhờ đó cũng tăng theo. Kinh tế sẽ phát triển, kéo theo phúc lợi. Nói cách khác, miếng bánh của cả xã hội sẽ lớn hơn và ai cũng được hưởng phần; giới chủ giàu thì người lao động cũng giàu.
Tuy nhiên, vấn đề là ở một đất nước nơi nhân quyền không được bảo vệ, không có gì đảm bảo khi giới chủ giàu thì người lao động cũng giàu, hay thu nhập của nhà xuất nhập khẩu tăng 10 thì lương công nhân cũng tăng 10 hoặc ít nhất là 7-8.
Nhân quyền ở đây chính là quyền của người lao động, được gọi tắt là các quyền lao động. Chúng bao gồm các quyền như: quyền được làm việc, được tự do lựa chọn công việc, được hưởng lương bình đẳng với những người khác nếu công việc như nhau, quyền mặc cả tập thể và đặc biệt, quyền thành lập và tham gia nghiệp đoàn để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Chỉ khi các quyền này được đảm bảo thì miếng bánh mà EVFTA mang lại mới có phần cho người lao động Việt Nam. Bằng không, lợi nhuận sẽ chỉ rơi vào tay giới chủ doanh nghiệp, nhất là vào tay các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Những doanh nghiệp này đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong một số ngành có thế mạnh xuất khẩu (như dệt may) trong những năm vừa qua, nhằm “đón đầu” một hiệp định thương mại rất lớn là TPP (nay đã “chết lâm sàng” sau khi Mỹ tuyên bố rút).
Nhân quyền cũng còn là quyền lập hội nói chung (không chỉ là thành lập nghiệp đoàn), quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…
Một nghị quyết của Quốc hội châu Âu vào ngày 17/12/2015 về việc ký Hiệp định khung quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa Việt Nam với EU (1) đã nhận định rằng Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế quyền tự do biểu đạt (cả trên mạng và ngoài đời), tự do báo chí, tự do hiệp hội và tự do tôn giáo, và đây là một vấn đề nghiêm trọng.
“Thiếu các quyền căn bản như tự do hiệp hội để lập nghiệp đoàn, tự do hội họp để đình công, tự do ngôn luận để lên tiếng, làm sao chúng tôi có thể bảo vệ được quyền lợi của người lao động Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu mà bản FTA này góp phần tạo ra? Làm sao FTA này có thể mang đến lợi ích cho số đông người lao động, thay vì chỉ một nhóm rất nhỏ, nếu nó không tôn trọng các quyền căn bản của người lao động? Tóm lại, nếu không được gắn với các điều kiện nhân quyền, đặc biệt là quyền lao động, chúng tôi dứt khoát phản đối”. Tuyên bố chung của 11 tổ chức XHDS độc lập Việt Nam về EVFTA, ngày 23/2/2017. |
Ngay cả thanh tra cũng không hài lòng
Ngày 26/3/2015, Ombudsman ra khuyến nghị yêu cầu Ủy ban châu Âu tiến hành ngay lập tức báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của EVFTA, dù không có điều khoản nào quy định việc này đi chăng nữa. Ngày 31/7, Ủy ban châu Âu từ chối khuyến nghị của Thanh tra.
Bà Emily O’Reilly, Chủ tịch Ombudsman không có nhiều lý do để hài lòng với thoả thuận giữa EU và Việt Nam. Ảnh: Website Ombudsman.Hai bên tranh luận qua lại. Tuy nhiên, Ombudsman đã chỉ ra một nhược điểm lớn của EVFTA: Nó chỉ có một chương về tác động xã hội và môi trường của hiệp định (chương “Thương mại và phát triển bền vững”) mà không có chương nào về tác động nhân quyền. Nó cũng chỉ đề cập chung chung tới các tiêu chuẩn về lao động, mà không mô tả một cơ chế cụ thể nào để thực thi những tiêu chuẩn này, và không đánh giá ảnh hưởng của thương mại và đầu tư lên nhân quyền.
Thanh tra cho rằng EVFTA phải quy định về việc thành lập một hội đồng nhân quyền nhằm đánh giá tác động của hiệp định đối với nhân quyền ở Việt Nam, và có cơ chế giải quyết, bồi thường… nếu xảy ra vi phạm nhân quyền.
“Hội đồng đó phải bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền và các NGO độc lập trong lĩnh vực nhân quyền”, “Hiệp định phải xây dựng một cơ chế khiếu nại mà các cá nhân, các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thương mại và đầu tư đều có thể tiếp cận”.
Dù vậy, cuối cùng, quá trình đàm phán về EVFTA giữa EU và Việt Nam vẫn kết thúc mà không có báo cáo đánh giá tác động nhân quyền nào được lập. Ngày 26/2/2016, Thanh tra Emily O’Reilly ra kết luận phê bình: “Ủy ban châu Âu đã không đưa ra được giải thích hợp lý nào cho việc họ từ chối tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU với Việt Nam, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán về Hiệp định. Điều này cấu thành một sự vi phạm hành chính”. (2)
Tất nhiên, đối với người dân Việt Nam thì việc Ủy ban châu Âu vi phạm hành chính không quan trọng bằng việc Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam đã không có điều khoản mang tính ràng buộc nào về nhân quyền và sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi nó được thực thi.
Tài liệu tham khảo: