Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Thể chế nào mới thật sự đại diện cho Việt Nam? Câu chuyện vốn không hề ngã ngũ vào thời điểm Hiệp định Geneva được ký kết.
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa những người Việt Nam khi nói đến cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 là về tính chính danh của hai nhà nước ở hai miền Nam - Bắc.
Hai điều khó có thể phủ nhận là: cả hai miền đều có sự ủng hộ riêng từ cộng đồng quốc tế; và kể từ 30/4/1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam rồi tiếp đến là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thừa kế hàng loạt quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam Cộng hòa.
Hiệp định Geneva 1954 nhấn mạnh rằng việc tạm thời chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 không đồng nghĩa với việc thiết lập ranh giới lãnh thổ và chính trị giữa hai miền Nam - Bắc. Chính phủ ở cả hai miền đều thể hiện rất rõ ràng điều này tại các bản hiến pháp của họ trong giai đoạn 1954 - 1975.
Từ thời điểm bắt đầu đàm phán Hiệp định Geneva 1954 cho đến khi chiến tranh kết thúc, cả hai chính thể được thành lập trước đó tại mỗi miền đều cho rằng chỉ duy nhất một mình họ là đủ tính chính danh để quản lý cả đất nước, cũng như chỉ có họ là được quốc tế công nhận.
Thế nhưng định nghĩa “quốc tế” của mỗi miền lại không giống nhau. Khi ấy, chính cộng đồng quốc tế cũng chia rẽ thành hai khối, chứ không riêng gì đất nước Việt Nam.
Tháng 1/1950, cùng với Trung Quốc và Liên Xô, các quốc gia cộng sản Đông Âu đều công nhận tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đối với lãnh thổ Việt Nam.