‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
“Đọc Fukuyama” là một cuốn sách mới của nhóm Tinh thần Khai Minh, tuyển chọn các bài viết giới thiệu khái quát tư tưởng chính trị của Francis Fukuyama, nhằm giúp bạn đọc lược khảo trong khi chờ đợi các tác phẩm lớn của ông được dịch sang tiếng Việt.
Tải sách (PDF):
Francis Fukuyama là một nhà khoa học chính trị lớn người Mỹ. Ông hiện là Giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp quyền tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford.
Ông cũng là Trưởng Ban biên tập của tờ báo danh tiếng The American Interest, thành viên ban điều hành của quỹ National Endowment for Democracy, cũng như thành viên ban cố vấn của tạp chí Journal of Democracy.
Vào năm 1989, khi chứng kiến chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, Fukuyama đã đưa ra quan điểm nổi tiếng về “sự cáo chung của lịch sử” qua tác phẩm The End of History and the Last Man.
Theo ông, nền dân chủ tự do đã chiến thắng trước những đối thủ nặng ký đương thời như chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, và nó ngày càng lan rộng ra khắp thế giới. Điều ấy cho thấy dân chủ tự do chính là hình thức chính quyền cuối cùng của nhân loại, và như vậy quá trình tiến hóa ý thức hệ chính trị đã chấm dứt kể từ thời điểm năm 1989, còn lịch sử đã đi đến điểm cáo chung.
Góc nhìn của Fukuyama đã gây ra vô vàn tranh cãi, song sau hơn 25 năm nhìn lại, ông tin rằng quan điểm này vẫn còn đứng vững. Qua hai tác phẩm lớn gần đây, The Origins of Political Order (2011) và Political Order and Political Decay (2014), Fukuyama tiếp tục triển khai ý tưởng “lịch sử cáo chung” của mình bằng cách khái quát hóa xu hướng phát triển chính trị thế giới từ thời tiền sử đến nay.
Nhìn chung, các tác phẩm mới của Fukuyama xoay quanh việc kiến giải những thiết chế nền tảng đã tạo ra nền dân chủ tự do, cụ thể là trách nhiệm giải trình, pháp quyền, và nhà nước mạnh – hiệu quả. Ông cũng chỉ ra tại sao các thiết chế này lại xuất hiện đồng thời ở châu Âu vào cuối thế kỉ 18 để từ đó khai sinh ra các nền dân chủ tự do, trong khi ở các nơi khác thì không. Từ góc nhìn khái quát ấy, ông vạch ra những hướng đi cụ thể để các nước phi dân chủ ngày nay có thể tiến tới nền dân chủ tự do.
Theo Fukuyama, thách thức mà nền dân chủ tự do đang phải đối mặt không hẳn là kiểu thể chế độc đoán như Trung Quốc, Nga hay thế giới Hồi giáo, mà đến từ chính nền dân chủ tự do. Bởi tất cả mọi hệ thống chính trị – trong quá khứ lẫn hiện tại – đều sẽ suy tàn khi cấu trúc thể chế của chúng không có khả năng tiến hóa để đáp ứng các yêu cầu ngày càng phát sinh của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Chính vì vậy, ông kêu gọi các nền dân chủ tự do phải cảnh giác với khuynh hướng suy tàn này.
Đối với Fukuyama, tương lai của nền dân chủ tự do nằm ở chính những vấn đề nội tại của nó, chứ không phải bất cứ đối thủ cạnh tranh bên ngoài nào.
Từ quan điểm này, Fukuyama đã triển khai thêm nhiều ý tưởng trong các bài nghiên cứu, tham gia các cuộc phỏng vấn và hội đàm, cũng như đi diễn thuyết về dân chủ tự do ở khắp nơi trên thế giới. Trong số đó, có nhiều bài viết, bài phỏng vấn đã được dịch sang tiếng Việt bằng những nỗ lực cá nhân quý giá. Nhiều bài viết của các tác giả Việt Nam từ trước tới nay cũng đóng góp không nhỏ trong việc giới thiệu tư tưởng của ông đến độc giả Việt Nam.
“Đọc Fukuyama” là một tuyển tập gồm 26 bài viết và bài dịch. Trong đó, hai bài đầu tiên giới thiệu tổng quan về tư tưởng của Fukuyama. Từ bài 3 đến bài 7 tập trung vào ý tưởng “cáo chung lịch sử”. Từ bài 8 đến bài 14 là quan điểm của Fukuyama đối với nền dân chủ tự do ở Mỹ và tình trạng suy thoái hiện thời của nó. Từ bài 15 đến 20 đi vào phân tích mô hình độc đoán tại Trung Quốc. Và từ bài 21 đến 26 là bàn về các vấn đề quản trị trong nhà nước dân chủ, cũng như làm thế nào để việc quản trị nhà nước dân chủ trở nên hiệu quả hơn.
Hy vọng rằng, qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về Francis Fukuyama – một nhà tư tưởng lớn đương đại.