Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trần Huỳnh Duy Thức là một kỹ sư, một doanh nhân, một blogger.
Ông Thức bị bắt vào tháng 5/2009 vì tội trộm cước viễn thông và tuyên truyền chống nhà nước, nhưng lại bị kết án vì tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Ông bị tuyên án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29/11/1966 trong một gia đình có tám anh chị em tại Gia Định, Sài Gòn.
Cha Thức là giáo viên dạy tiếng Anh, còn mẹ làm nông nhưng xuất thân là con nhà địa chủ.
Thức tốt nghiệp kỹ sư điện, ngành kỹ thuật điện tử (Đại học Bách Khoa TP.HCH) năm 1990. Ra trường, Thức làm ở Sở Công nghiệp TP.HCM, trước khi xin nghỉ cùng em trai mở xưởng làm các vật dụng bằng cao su và nhựa. Xưởng làm ăn phát đạt.
Năm 1993, Thức bán xưởng, lấy vốn mở cửa hàng dịch vụ tin học (đánh máy, photocopy…) tại Quận 1, TP.HCM.
Lúc này, tin học vẫn còn rất mới, Việt Nam chưa có Internet và một vạn dân chưa có một cái máy điện thoại.
Vài tháng sau, Thức ráp thành công những chiếc máy vi tính đầu tiên. Máy tính được gắn thương hiệu là EIS (Electronic Information System) và bán tại TP.HCM.
Tháng 3/1995, Trần Huỳnh Duy Thức cùng Lê Thăng Long (sinh năm 1967) thành lập Công ty TNHH Tin học Duy Việt.
Đến cuối năm 1995, Duy Việt bị thanh tra thuế. Công ty bị phạt nặng và hàng hóa bị niêm phong, nợ nần chồng chất. Duy Việt đứng trước bờ vực phá sản.
Duy Việt quyết định bỏ thị trường lắp ráp máy tính và tập trung vào công nghệ mạng máy tính, đặc biệt là Internet.
Công nghệ mạng máy tính lúc này còn mới, ông Thức phải tự tìm hiểu rồi dạy lại cho nhân viên.
Cuối năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet.
Năm 1998, Duy Việt giới thiệu công nghệ kết nối Internet kỹ thuật số (digital), giúp tăng tốc độ đường truyền so với kết nối qua đường điện thoại (analog).
Đầu năm 2000, Duy Việt trở thành nhà tích hợp hệ thống mạng máy tính hàng đầu Việt Nam.
Tháng 6/2000, Công ty TNHH Duy Việt đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin EIS. Lúc bấy giờ, mạng Internet và điện thoại mới bắt đầu phổ biến ở Việt Nam.