Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trung Quốc đang tiến hành Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 với những báo cáo thành tựu rực rỡ, nhưng cách một số nước châu Á khác nhìn họ thì không được tích cực cho lắm, trong đó có Việt Nam.
Đây là kết quả khảo sát mới được công bố của Trung tâm Nghiên cứu Pew – một hãng thăm dò của Mỹ – về quan điểm của người dân bảy nước châu Á – Thái Bình Dương gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.
Trong bảy quốc gia kể trên, Việt Nam thường nằm trong số hai quốc gia có cái nhìn tiêu cực nhất về Trung Quốc trong các mục câu hỏi. Ta hãy cùng xem qua từng điểm một.
1. Phần lớn người Việt Nam coi việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một điều tệ hại.
Khi được hỏi việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam, có đến 64% số người được hỏi cho rằng đó là một điều tệ hại (bad thing), chỉ 26% cho đó là một việc tốt (good thing).
Trong số bảy nước được hỏi, Việt Nam tỏ ra gay gắt nhất về vấn đề này, khi bỏ sau nước thứ hai là Ấn Độ (51%).
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới gần 72 tỷ USD năm 2016. Với 11,2 tỷ USD vốn đăng ký, Trung Quốc cũng nằm trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư của Trung Quốc cũng đứng thứ tư với 1,2 tỷ USD.
Điều đáng nói là trong số gần 72 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều thì Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc được gần 22 tỷ USD và nhập từ Trung Quốc về tới xấp xỉ 50 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất trong nhiều năm qua.
Trong khi đó, phần lớn người Australia và Nhật Bản lại coi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là điều tốt lành với nước họ. Gần một nửa người dân ở Indonesia, Philippines và Hàn Quốc cũng có thái độ tương tự.
2. Người Việt Nam gần như thống nhất trong việc coi sự nổi lên về quân sự của Trung Quốc là một điều tệ hại.
Gần như không có tranh cãi, tuyệt đại đa số người Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc. Có ít nhất chín trong số mười người được hỏi bày tỏ thái độ này.
Hầu hết người dân ở các nước còn lại cũng có thái độ tương tự, ngoại trừ Indonesia (48%).
Điều này khá dễ hiểu khi đây đều là các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc, ngoại trừ Australia. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề Biển Đông ở đây.
Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng đều đặn 9% mỗi năm trong một thập niên qua, lên tới 150 tỷ USD năm 2017, trở thành nước chi tiêu cho quân sự lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ (khoảng 600 tỷ USD).
3. Tuyệt đại đa số người Việt Nam coi sự nổi lên của Trung Quốc là một mối đe doạ.
Sự nổi lên của Trung Quốc, nhìn chung, không được đón nhận ở hầu hết trong số bảy nước được khảo sát.
80% người Việt Nam coi đó là một mối đe doạ lớn, 12% coi đó là một mối đe doạ nhỏ, và chỉ 5% không coi đó là một mối đe doạ.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có cái nhìn rất tiêu cực với hiện tượng Trung Quốc.
Pew cũng cho biết, ở bên ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung bình chỉ có 27% số người được hỏi cho rằng sự nổi lên của Trung Quốc là một mối đe doạ lớn với nước họ. Trong khi đó, con số này ở châu Á – Thái Bình Dương lên tới 47%. Chỉ 35% coi ảnh hưởng của Mỹ là một mối đe doạ lớn với đất nước họ.
4. Phần lớn người Việt Nam không tin Xi Jinping (Tập Cận Bình) trong các vấn đề quốc tế.
Trong khi Xi Jinping được cho là sẽ tiếp tục cầm quyền ở Trung Quốc trong năm năm tới, thậm chí còn lâu hơn, phần lớn người Việt Nam không tự tin cho rằng ông ta sẽ làm được điều gì đúng đắn trong quan hệ quốc tế.
Người Việt Nam cũng tin tưởng Tổng thống Mỹ Donald Trump hơn là vị Chủ tịch Trung Quốc, trong khi ở hai nước đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Australia thì Tổng thống Trump lại không bằng Xi Jinping.
Để biết thêm về Xi Jinping, mời bạn đọc thêm bài ở đây.