Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Điểm khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật tại Đài Loan và Trung Quốc sâu và rộng gấp mấy lần vài trăm dặm eo biển chia cắt hai quốc gia này. Tháng trước, Lee Ming-che – một nhà hoạt động nhân quyền và là một công dân Đài Loan – đã nhận tội chống chính quyền (subversion) ở Trung Quốc cho hành vi bày tỏ quan điểm chính trị ôn hòa của mình.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Lee vẫn đang bị giam giữ để chờ tuyên án. Vụ việc của Lee Ming-che đã làm nổi cộm mối quan hệ đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Hơn thế, nó còn cho thấy một sự thật trần trụi rằng, hai quốc gia này đã đi theo hai hướng khác nhau quá xa trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người.
Ba thập niên vừa qua, Đài Loan đã chuyển mình từ một đất nước đắm chìm trong tình trạng thiết quân luật để trở thành một xã hội dân chủ đầy sức sống – nơi mà các giá trị chung về quyền con người được coi trọng. Trong khi đó, Trung Quốc không chỉ tiếp tục bị chế độ độc đảng cai trị. Mà gần đây, chúng ta còn nhìn thấy không gian dành cho xã hội dân sự ngày càng bị thu hẹp, với một cuộc đàn áp khốc liệt các luật sư nhân quyền.
Trở lại hồ sơ của Lee Ming-che, chính quyền đã từ chối yêu cầu được mời luật sư theo ý mình của ông. Toà án bổ nhiệm cho ông một luật sư, nhưng vị đó chỉ dành ra năm phút để hoàn thành phần biện hộ cho thân chủ.
Toàn bộ phần biện hộ chỉ là các câu hỏi đáp giữa ông Lee – bị cáo – và luật sư của mình. Chủ yếu là để ông “thành khẩn” tại tòa rằng, bản thân đã bị truyền thông Đài Loan dẫn dắt “sai lầm”, và Lee chỉ biết được “sự thật” về Trung Quốc sau khi có thời gian xem truyền hình trong những ngày ở tù.
Nói đi thì cũng phải nói lại, cho dù Lee có được một vị luật sư biện hộ có nhiệt huyết hơn thì lại thế nào? Kết quả cũng chỉ là vô ích, vì tại Trung Quốc, tỉ lệ kết án (conviction rate) là trên 99% ngay cả đối với các vụ án phi chính trị. Hơn thế, định nghĩa về những hành vi “chống chính quyền” tại Trung Quốc thì quá rộng lớn. Nó bao gồm cả những hoạt động thuộc về các quyền căn bản, như tự do tìm kiếm, thu nhận, và chia sẻ thông tin về quyền con người.
Phiên xử và phần nhận tội được truyền trực tiếp trên mạng trong vụ án Lee Ming-che đã được đạo diễn để trở thành một màn trình diễn đầy ấn tượng cho nhà nước Trung Quốc. Còn nếu xem đó là một thủ tục pháp lý, thì nó vốn chẳng có ý nghĩa gì.
Tuy nhiên, trò hề của vở kịch “xử án ông Lee” lại có nhiều ngụ ý ở Trung Quốc, băng qua eo biển đến Đài Loan, và cả đối với quốc tế.
Trước tiên, tại Trung Quốc, vụ án này tô đậm thái độ bất dung tha cho bất kỳ quan điểm nào bị xem là lệch khỏi định hướng của đảng Cộng sản.
Hình sự hóa quan điểm đối lập vốn đâu phải điều gì mới mẻ tại đây. Lee Ming-che chỉ làm dài thêm danh sách vốn đã đầy ắp những công dân Trung Quốc bị bỏ tù chỉ vì thực thi quyền căn bản của mình. Trong đó, có nhà văn bất đồng chính kiến từng đoạt giải Nobel Hòa Bình, Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) – người vừa qua đời vào tháng 7/2017.
Liu Xiaobo đã bị kết án cách đây 8 năm cũng với tội “chống chính quyền”, và cũng bị bắt giữ vào thời điểm Trung Quốc chuẩn bị cho một kỳ Đại hội đảng. Điều này cho thấy, việc bắt giam người bất đồng chính kiến là một phương pháp trấn áp trước các kỳ đại hội.
Nhưng vụ án của ông Lee còn đang cảnh báo về một cuộc đàn áp ngày càng tăng tốc tại đây. Quy mô và tính tàn bạo của những lần trấn áp diễn ra trong thời gian qua thật là một điềm dự báo chẳng lành, vì chúng cho thấy Xi Jinping sẽ tiếp tiếp đè bẹp các tiếng nói bất đồng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Hình sự hóa các cuộc tranh luận chính trị là một phần không tách rời được trong chiến lược dài hơi của đảng Cộng sản để có thể tiếp tục giữ vững quyền lực.
Thứ hai, hành động này ứng với câu thành ngữ “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc – có ý là trừng phạt một người để răn đe rất nhiều kẻ khác.
Thế nên, Trung Quốc mang một tội danh với mức án cao nhất là tù chung thân gán lên đầu Lee Ming-che, nhằm cảnh cáo tất cả những người Đài Loan khác đang có mặt ở đây.
Đối với hàng trăm nghìn công dân Đài Loan hiện đang sinh sống tại Trung Quốc, vụ án của ông Lee là một bài học cảnh giác để tránh xa việc các hành vi bày tỏ quan điểm chính trị. Nếu chẳng may bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ như ông Lee, thì vụ án này còn nhắc nhở họ rằng, Bắc Kinh không như Đài Loan. Họ sẽ không tôn trọng Hiệp ước quan hệ Trung-Đài 2009 (2009 Cross-Strait agreement) trong vấn đề hỗ trợ tư pháp song phương.
Mà theo đó, nếu một bên bắt giữ công dân của bên kia thì phải lập tức thông báo và sắp xếp, hỗ trợ thân nhân thăm viếng. Cả hai điều này đều không được thực hiện trong hàng tháng trời, sau khi ông Lee bị bắt giữ cách ly và không được tiếp xúc với ai (incommunicado). Vợ ông được cho phép dự khán phiên xét xử, nhưng Trung Quốc đã từ chối tất cả mọi yêu cầu được thăm chồng của bà ta.
Đối với những người Đài Loan, tuy không sinh sống ở Trung Quốc nhưng có liên lạc với người ở đấy, thì vụ án của ông Lee nhắc nhở họ phải đánh giá các mối nguy hiểm, nếu có ý định đến viếng thăm. Tốt nhất là những thông tin trao đổi giữa họ và bạn bè, người quen ở Trung Quốc đừng nhắc gì đến dân chủ, quyền con người, và một số chủ đề bị xem là “hăm dọa” đến chính quyền Beijing.
Gần đây nhất, nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo về những hậu quả tiêu cực đến từ những ai đang có hành vi cổ xúy tư tưởng “ly khai” – sau khi thủ tướng mới của Đài Loan, ông Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) đã có những phát biểu ủng hộ độc lập cho đảo quốc này. Tội liên quan đến tư tưởng ly khai ở Trung Quốc có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Thứ ba, vụ án của Lee đã làm nổi bật điểm khác biệt giữa Đài Loan và Trung Quốc trong những cam kết về quyền con người theo chuẩn mực chung của quốc tế.
Năm 2009, Tổng thống Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) đã ký kết Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR). Tuy vậy, Đài Loan không thể thực sự trở thành thành viên của ICCPR vì họ không có vị thế đó trên chính trường quốc tế.
Thế nhưng, các nhà lập pháp của Đài Loan đã đưa nội dung của công ước ICCPR vào trong văn bản luật pháp quốc gia. Từ đó trở đi, Đài Loan luôn tham gia các thủ tục được tiến hành bởi các chuyên gia quốc tế cho việc đánh giá tình hình nhân quyền quốc gia, mô phỏng theo những thủ tục bắt buộc dành cho các nhà nước tham gia vào công ước.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chính quyền liên tục hình sự hóa các hành vi bày tỏ quan điểm chính trị đối lập một cách ôn hòa. Trung Quốc bỏ mặc việc họ đã tham gia ký kết Công ước ICCPR từ 19 năm trước, trong đó có điều khoản cam đoan rằng “mọi người dân đều có quyền tự do biểu đạt.”
Là một thành viên đã ký vào ICCPR và luôn bày tỏ ý nguyện sẽ thông qua (ratify) công ước, Trung Quốc vốn có nghĩa vụ phải thật lòng thật dạ tránh xa những hành vi làm tổn hại đến mục đích chung của ICCPR. Thế nhưng, chính quyền Bejing lại hết lần này đến lần khác, cố tình làm ra những hành vi như vậy.
Bây giờ là thời điểm mà Trung Quốc cần phải lựa chọn. Hoặc là lập tức thông qua Công ước ICCPR, hoặc hãy dỡ bỏ lớp ngụy trang là họ vốn luôn tuân thủ luật quốc tế, để tuyên bố ngay và luôn: họ chả xem văn bản căn bản nhất về quyền con người này có giá trị gì cả.
Ít ra, chính quyền Trung Quốc nên thẳng thắn với thế giới là họ từ chối cho phép người dân được hưởng bất kỳ quyền dân sự và chính trị nào – chứ đừng tiếp tục phá vỡ các chuẩn mực của Luật Nhân quyền Quốc tế, bằng cách kiếm cớ bỏ tù người khác vì tội “chống chính quyền”.