‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Ngày 19/11 này, Việt Nam sẽ kỷ niệm 20 năm ngày đất nước được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Vai trò mang tính “con dao hai lưỡi” của Internet vẫn luôn là một đề tài nóng hổi. Một mặt, Internet vừa mở rộng tiếp cận thông tin, khuyến khích tự do ngôn luận. Mặt khác, nó tạo thêm điều kiện cho các hoạt động tung tin thất thiệt, lợi dụng thông tin để lèo lái dư luận xã hội với những mục đích tiêu cực, v.v.
Gần đây lại còn có rất nhiều các nghiên cứu mới nóng hổi về việc các quốc gia mang tư tưởng chuyên chế như Trung Quốc hay Nga, đã bằng cách nào lợi dụng truyền thông mạng xã hội để phá hoại các nền dân chủ trên thế giới, góp phần chống lại tư tưởng dân chủ trên toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, nhiều lúc chúng ta dễ quên đi những đóng góp tích cực của Internet nói chung, và các mạng truyền thông xã hội nói riêng trong việc đem lại những chuyển biến tốt đẹp cho xã hội.
Luận văn sâu sắc và mang tính mở mang tầm mắt của Thạc sỹ truyền thông Nguyễn Thị Cẩm Ly, Học Viện Kỹ thuật Unitec (New Zealand), sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn, rằng Internet có một khả năng tạo ra chuyển biến xã hội tốt đẹp như thế nào. Chính mạng Internet đã đóng vai trò một phương tiện, một chất xúc tác thần kỳ giúp cho một phong trào vận động bảo vệ môi trường của Việt Nam, là phong trào Giải cứu Sơn Đoòng (Save Son Doong), được khai sinh và phát triển mạnh mẽ.
Vụ việc xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng, thuộc khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã nóng lên từ năm 2014, sau khi có tin tập đoàn Sun Group muốn xây cáp treo lên khu vực hang và vào trong hang để phục vụ nhu cầu du lịch.
Phong trào Giải cứu Sơn Đoòng nổi lên ngay sau đó, và thông qua nhiều hoạt động trong hai năm 2014 và 2015 đã góp phần giúp tạo áp lực công luận xã hội, khiến cho chính quyền Việt Nam và doanh nghiệp Sun Group phải dè dặt hơn với việc tiếp tục kế hoạch cáp treo của họ.
Giới trẻ Việt Nam đã tận dụng truyền thông internet để hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?
Đây là câu hỏi trọng tâm trong luận văn của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Ly. Để trả lời câu hỏi này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp các thành viên của phong trào Giải cứu Sơn Đoòng, sau đó phân tích các nội dung, thông điệp trên mạng của phong trào này.
Luận văn của tác giả Cẩm Ly không chỉ là một phân tích những việc đã xảy ra trong quá khứ. Nó đưa ra được những chỉ dẫn chi tiết, mang tính chất của một “cẩm nang” cho những nhà hoạt động xã hội tương lai, hầu giúp họ có thể tận dụng Internet cho công việc của mình.
Đánh gia vai trò của Internet đối với các hoạt động xã hội, chính trị như thế nào?
Trước khi đi vào các nghiên cứu của mình, tác giả Cẩm Ly dành một đoạn khá dài nhưng rất hữu ích, để tường thuật lại các nghiên cứu và tranh luận trí thức trong giới học thuật phương Tây về vai trò của truyền thông Internet đối với hoạt động xã hội và chính trị.
Đoạn văn này giúp chúng ta nắm được những tiêu chuẩn nhất định để có thể đánh giá phong trào Giải cứu Sơn Đoòng một cách bài bản và cụ thể hơn.
Thực tế là việc dùng Internet để hoạt động xã hội, chính trị không mới. Và từ lâu, người ta vốn đã nghi ngờ giá trị thực tế của Internet đối với các hoạt động đó.
Luồng ý kiến phê phán, nghi ngờ giá trị thực tế của Internet thường tập trung vào một từ “slacktivism” – có thể dịch thoáng là “lười động”.
Đó là ý kiến cho rằng Internet chỉ góp phần giúp cho nhiều người tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội theo một cách lười biếng, cào bằng, “lười động” thay vì “hoạt động”, mà vẫn làm cho những người đó có ảo tưởng rằng bản thân họ đang “hoạt động” thật sự.
Ví dụ, Internet giúp cho người ta có thể nhấn sao chép lại một mẫu thư vận động nào đó rồi gửi đi, hay giúp cho con người ta có thể chia sẻ một video vận động đầy khí thế nào đấy một cách dễ dàng bằng một cú nhấn chuột.
Hậu quả là, thay vì xuống đường đi biểu tình, tìm cách đối thoại trực tiếp với giới cầm quyền để đòi hỏi thay đổi, nhiều người lại chỉ hài lòng với những hành động sao chép thư, chia sẻ video như thế. Việc tham gia vận động chính trị xã hội trở nên quá dễ dàng đã tạo cho con người thêm động lực để “lười động” thay vì “vận động”.
Phê phán sâu sắc hơn, có người chỉ ra rằng các phong trào hoạt động chính trị xã hội chỉ có thể thành công được nếu như có những yếu tố nhất định, khi các ràng buộc, liên kết mạnh mẽ giữa những thành viên trong phong trào, và cơ cấu tổ chức hoạt động chặt chẽ theo chiều dọc từ trên xuống của phong trào.
Các phong trào hoạt động chính trị xã hội truyền thống đã tương đối thành công (như phong trào vận động vì quyền người da màu tại Mỹ trong thập niên 1960-1970) có cả hai yếu tố đó. Các thành viên phong trào cùng xuống đường, cùng hoạt động, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng xây dựng những mối quan hệ bền vững gắn kết họ ngay cả khi phong trào có kết thúc. Khi hoạt động thì họ có cơ cấu tổ chức rõ ràng, có những người lãnh đạo được tin cậy, và những thành viên sẵn sàng đoàn kết, cùng tuân theo tôn chỉ, chiến lược của phong trào.
Trong khi đó, thực tế là các phong trào hoạt động chính trị xã hội dựa vào Internet thời hiện đại rất thiếu cả hai yếu tố đó. Người ta thường chỉ liên lạc với nhau trên mạng, và do tính “dân chủ” của Internet (trên mạng ý kiến ai cũng như ai!) nên thường là việc ra quyết định trong các phong trào dựa vào Internet là bằng cách thống nhất ý kiến của nhau, tìm đồng thuận (consensus) thay vì dựa vào các vị lãnh đạo nhiệt huyết mạnh mẽ, và một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Vì vậy, các phong trào hoạt động truyền thống được tổ chức chặt chẽ và có “những mối ràng buộc liên kết mạnh mẽ” (strong-ties) giữa các thành viên. Trong khi đó, các phong trào hoạt động sử dụng Internet lại được tổ chức lỏng lẻo và chỉ có “những mối ràng buộc liên kết yếu ớt” (weak-ties).
Một ví dụ hiện đại về phong trào hoạt động sử dụng Internet thành công hay được nhắc đến là Phong trào vận động đòi dân chủ hóa Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring). Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế cho thấy internet chỉ đóng một vai trò trợ giúp, khuếch trương nhất định thôi, các nhóm hoạt động là cốt cõi của Phong trào Mùa Xuân Ả Rập đều là những nhóm đã có gắn kết “không-dây” cùng nhau từ lâu, đã cùng hoạt động từ nhiều năm trước khi có phong trào.
Phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả Rập được xem là một hình mẫu phong trào hoạt động chính trị sử dụng internet thành công (Ảnh: John Moore/Getty Images)
Đáp lại luồng ý kiến phê phán nói trên, là quan điểm cho rằng, phải suy xét giá trị của Internet trong các hoạt động chính trị xã hội bằng những tiêu chuẩn rộng rãi hơn.
Trước tiên, tại sao phải đánh giá hiệu quả của Internet thông qua hành vi của một nhóm người “hoạt động” nhất định?
Đối với những nhóm người “lười động”, chuyên ăn theo các phong trào nóng hổi, chỉ thích hoạt động một cách nhẹ nhàng dễ dãi, đúng là Internet không bao giờ có thể giúp cho những nhóm người đó đem đến bất kỳ chuyển biến xã hội nào.
Thế nhưng, Internet lại có vai trò trợ giúp cực kỳ to lớn cho những nhóm người hoạt động thật sự, có mong muốn mãnh liệt thay đổi xã hội, thật sự dám làm và chịu làm nhiều hơn là sao chép thư vận động và ngồi chia sẻ video tuyên truyền.
Chính những nhóm người có tinh thần hoạt động thật sự đó cũng không khác gì những nhóm đi tiên phong trong các phong trào hoạt động chính trị xã hội truyền thống cả, mà nay nhờ có Internet giúp đỡ, họ còn như “hổ mọc thêm cánh” nữa kìa.
Phong trào Mùa Xuân Ả Rập, theo đó, có thể được xem là ví dụ minh hoạ cho việc đôi cánh Internet đã giúp các nhóm hoạt động dân sự lâu năm tại khu vực này bay cao hơn, xa hơn đến thế nào.
Thứ hai, tại sao cứ phải giúp nhiều người xuống đường biểu tình thì mới được coi là có đóng góp thực tế nhỉ?
Luồng ý kiến ủng hộ vai trò của Internet trong hoạt động chính trị xã hội cho rằng, có nhiều loại phong trào hoạt động chính trị xã hội với nhiều mục đích khác nhau, và vì thế phải có nhiều phương pháp hoạt động, đấu tranh khác nhau, chứ không thể khăng khăng rằng biểu tình, xuống đường mới là phương pháp hoạt động khả dĩ và hiệu quả nhất.
Một hình ảnh vận động của Phong trào Giải cứu Sơn Đoòng (Ảnh: Linh_xu/Flickr)
Ví dụ, một phong trào hoạt động xã hội có thể có mục tiêu đơn giản là giúp nâng cao nhận thức công chúng về một vấn đề gì đó. Và với mục tiêu này, thì Internet có thể đóng góp một cách xuất sắc: khả năng truyền tải thông tin rộng rãi giúp cho phong trào này có thể dễ dàng tiếp cận công chúng một cách rộng khắp, và bằng nhiều phương pháp truyền thông đủ sắc màu, thay vì chỉ gói gọn vào một số buổi mít-tinh hay tuần hành.
Hiệu quả của một phong trào nâng cao nhận thức cộng đồng như thế phải được đánh giá qua việc nhìn vào phản ứng của công chúng. Công chúng có nhiều người tiếp cận các tài liệu tuyên truyền của phong trào không? Và tiếp cận rồi thì họ phản ứng thế nào? Họ có thay đổi nhận thức không?
Chứ chúng ta không thể đánh giá một phong trao nâng cao nhận thức cộng đồng qua việc đếm xem phong trào đó giúp “truyền cảm hứng” được cho bao nhiêu cuộc biểu tình rồi! Như thế là dùng tiêu chuẩn con cá để đánh giá con chim, đơn giản là … lệch pha.
Một số ý kiến còn nhìn nhận một cách sâu sắc hơn. Họ cho rằng chúng ta phải xem việc có được một xã hội với nhiều người dân có nhận thức rõ ràng sâu sắc về một số vấn đề chính trị xã hội quan trọng, và có ý thức công dân mạnh mẽ (một xã hội dân sự mạnh) là một mục tiêu phải có về lâu về dài.
Một xã hội dân sự mạnh mẽ là một xã hội mà mỗi người dân đều có thể tự bản thân họ là những nhà vận động, những nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực. Và họ hoạt động để giải quyết triệt để, tận gốc các vấn đề khó khăn trong chính xã hội của mình. Chính một nền tảng xã hội dân sự mạnh mẽ như thế sẽ đảm bảo thành công cho các chuyển biến chính trị xã hội lớn của tương lai.
Nếu nhìn nhận rằng mục tiêu bồi đắp một xã hội dân sự mạnh mẽ chỉ có thể đạt được bằng những phương pháp thâm canh, “mưa dầm thấm đất”, thay vì nhất thời máu lửa biểu tình, thì thật sự là Internet có vai trò đóng góp rất lớn về đại cục và lâu dài.
Như vậy, chúng ta có nhiều cách để đánh giá vai trò của Internet đối với các hoạt động chính trị xã hội:
Phong trào Giải cứu Sơn Đoòng: một hình mẫu phong trào hoạt động chính trị sử dụng internet thành công của Việt Nam? (Ảnh: Save Son Doong-HCM/Ly Thi-Cam Nguyen)
Internet đã trợ giúp cho các thành viên phong trào Giải cứu Sơn Đoòng như thế nào?
Các nghiên cứu của tác giả Cẩm Ly cho thấy Internet đã giúp cho phong trào Giải cứu Sơn Đoòng, một phong trào ban đầu ít nhân tài, vật lực, và thiếu tiềm lực tài chính, làm được một cách hiệu quả sáu công tác trọng yếu:
Chính nhờ các kết nối trên Internet mà các thành viên sáng lập của phong trào Giải cứu Sơn Đoòng mới tìm được đến với nhau, cho dù không hoặc ít có quen biết từ trước. Việc tập hợp được nhiều cái đầu có chung ý tưởng và nhiệt huyết này đã diễn ra dễ dàng hơn nhờ các phương tiện truyền thông Internet và mạng xã hội, bao gồm Facebook;
Các kết nối trên internet thông qua email và Facebook cũng giúp cho các thành viên phong trào kêu gọi một cách tiện lợi mà hiệu quả trợ giúp từ các nhóm và cá nhân khác. Bên cạnh vai trò ủng hộ, khuếch trương của giới nhà báo trong nước, là vai trò trợ giúp thông tin của giới khoa học, trợ giúp kỹ thuật của giới kỹ thuật, trợ giúp thiết kế và nhiếp ảnh chuyên nghiệp;
Mạng xã hội Facebook cung cấp cho các thành viên phong trào nhiều thông số hữu ích về những người ủng hộ phong trào trên Facebook. Họ hay thích những loại nội dung tuyên truyền nào? Những nội dung tuyên truyền như thế nào thường được chia sẻ, tạo được tiếng vang hơn? Các thông số kỹ thuật đó giúp các thành viên phong trào có cơ sở thiết kế nội dung các nội dung, hình ảnh tuyên truyền theo hướng thu hút thêm công chúng ủng hộ.
Internet và mạng xã hội giúp cho các thành viên phong trào sử dụng hiệu quả và mạnh mẽ các hoạt động truyền thông để giành được ủng hộ của công chúng, các tổ chức quốc tế lớn như UNESCO, các nhóm và cá nhân có ảnh hưởng xã hội (như Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016) trong vấn đề bảo vệ môi trường cho hang Sơn Đoòng;
Một hình cover đăng trên Facebook của Phong trào Giải cứu Sơn Đoòng năm 2014 (Ảnh: Save Son Doong-HCM/Ly Thi-Cam Nguyen)
Internet và mạng xã hội giúp các thành viên phong trào tận dụng các công tác xây dựng liên minh trong cộng đồng và các hoạt động cộng đồng, để giúp cho phần đông các giới trong xã hội Việt Nam tự nhận thức được các vấn đề môi trường liên quan đến hang Sơn Đoòng và cùng chung tay góp sức vào các hoạt động góp phần giải quyết vấn đề;
Internet và mạng xã hội tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các thành viên phong trào dùng các hoạt động truyền thông để tác động trực tiếp tới chính quyền Việt Nam, nhằm góp phần làm thay đổi quyết định của chính quyền trong vấn đề có cho phép xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng hay không.
Internet đã giúp ích nhiều, nhưng không hẳn là “chiếc đũa thần”
Các nghiên cứu của tác giả Cẩm Ly cho thấy:
Một buổi hoạt động offline của Phong trào Giải cứu Sơn Đoòng năm 2015 (Ảnh: Save Son Doong-HCM/Ly Thi-Cam Nguyen)
Xét về các bài học có thể rút ra, tác giả Cẩm Ly ghi nhận: