Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nếu bạn đang tìm kiếm chương trình học thạc sĩ về luật và nhân quyền, dưới đây là bảy cơ hội nhận học bổng không thể bỏ qua của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong năm 2018.
1. Thạc sĩ Luật nhân quyền quốc tế – Đại học Lund (Thụy Điển)
Hạn chót nộp hồ sơ: 15/01/2018 | Chi tiết khóa học | Thông tin học bổng của trường, học bổng của Học viện Nghiên cứu Thụy Điển
Thư viện Đại học Lund. Ảnh: Chess News.
Với ngành học này tại trường Đại học Lund, sinh viên Việt Nam không những có cơ hội nhận học bổng là học phí của trường mà còn có thể nộp đơn xin học bổng lãnh đạo toàn cầu của Học viện Nghiên cứu Thụy Điển (SISS) bao gồm học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm và chi phí đi lại.
Ngoài ra, học viên nhận học bổng của SISS sẽ trở thành thành viên của mạng lưới các nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai của học viện này, một nền tảng để học viên phát triển mạng lưới và kinh nghiệm trong thời gian học tập tại Thụy Điển.
2. Thạc sĩ Luật nhân quyền quốc tế – Đại học Oxford (Anh)
Hạn chót nộp hồ sơ: 19/01/2018 | Chi tiết khóa học | Thông tin học bổng
Là công dân Việt Nam, bạn có cơ hội cạnh tranh cùng ứng viên của các nước ASEAN khác để giành được một trong hai (hoặc ba) học bổng toàn phần hàng năm của Đại học Oxford để học chương trình này.
Đây là khóa học bán thời gian từ xa trong hai năm được thiết kế một cách linh động nhất giúp học viên có thể vừa học vừa làm.
Hầu hết thời gian học viên học online với sự trợ giúp của các giáo sư. Mỗi năm học viên có một tháng (từ tháng 7 đến tháng 8) học và nghiên cứu tại Đại học Oxford. Học viên nộp đơn sinh học bổng cùng thời gian với nộp đơn cho chương trình thạc sĩ.
3. Thạc sĩ Luật Quốc tế và Nhân quyền – Đại học Åbo Akademi (Phần Lan)
Hạn chót nộp hồ sơ: 31/01/2018 | Chi tiết khóa học | Thông tin học bổng
Một góc trường Đại học Åbo Akademi ở Turku cách Helsinki (Phần Lan) khoảng hai giờ lái xe. Ảnh: Åbo Akademi University.
Học viên tốt nghiệp chương trình có đủ tri thức và kỹ năng làm việc tại các tổ chức phi chính phủ quốc tế, khu vực công về luật nhân quyền quốc tế hay công pháp quốc tế. Học tại Åbo Akademi giúp học viên dễ dàng tương tác với giảng viên vì không gian trường nhỏ và giới hạn số lượng sinh viên, mỗi năm chỉ có khoảng 1.000 du học sinh theo học tại đây.
4. Thạc sĩ Luật và Nhân quyền – Đại học Trung Âu (Hungary)
Hạn chót nộp hồ sơ: 01/02/2018 | Chi tiết khóa học | Thông tin học bổng
Toà nhà CEU tại thủ đô Budapest của Hungary. Ảnh: Daily News Hungary.
Đại học Trung Âu (Central European University – CEU) được tỷ phú George Soros, một người Mỹ gốc Hungary, lập ra năm 1991. Quỹ Xã hội Mở (Open Society Foundation) của ông cũng là tổ chức tài trợ cho trường này. Trường cung cấp học bổng cho sinh viên theo học các chương trình thạc sĩ nhân quyền và thạc sĩ luật (LL.M).
Riêng chương trình LL.M có ba phân ngành: luật hiến pháp so sánh, luật nhân quyền, và luật kinh doanh quốc tế. Hiện nay, đây cũng là trường quốc tế duy nhất có chương trình thạc sĩ luật hiến pháp so sánh.
5. Thạc sĩ Luật nhân quyền – Chương trình Fulbright (Mỹ)
Hạn chót nộp hồ sơ: thông thường vào giữa tháng 4/2018 | Thông tin học bổng
Học bổng Fulbright là cánh cửa đưa sinh viên Việt Nam tới các trường luật hàng đầu của Mỹ. Ảnh: Go Go America
Fulbright là một trong những chương trình học bổng danh giá nhất thế giới. Mỗi năm chương trình này sẽ cấp khoảng 20 suất học bổng học thạc sĩ tại các trường đại học ở Mỹ cho các ứng viên Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay đã có hơn 500 ứng viên Việt Nam nhận học bổng thông qua chương trình này.
Ứng viên có thể liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để được hỗ trợ.
6. Thạc sĩ Nhân quyền và Dân chủ hóa – Đại học Madihol (Thái Lan)
Hạn chót nộp hồ sơ: 20/4/2018 | Chi tiết khóa học & thông tin học bổng
Một góc trường Đại học Mahidol (Thái Lan). Ảnh: Mahidol University.
Phương Tây không còn là lựa chọn duy nhất để học về nhân quyền, với chương trình thạc sĩ của Đại học Madihol bạn có thể học về nhân quyền ngay tại Đông Nam Á với xác suất nhận học bổng cao hơn. Đặc biệt, người học có thể ứng tuyển chương trình này mà không cần phải có bằng đại học chuyên ngành về luật hay các ngành khoa học xã hội.
Sinh viên đang học năm cuối đại học và sẽ tốt nghiệp trước ngày 15/7/2018 có thể nộp hồ sơ cho chương trình này. Không chỉ học tại Thái Lan, học viên sẽ được chuyển tiếp tại học kỳ thứ hai đến một trong các trường: Đại học Colombo (Sri Lanka), Đại học Gadjah Mada (Indonesia), Đại học Luật Kathmandu (Nepal), và Đại học Ateneo de Manila (Philippines).
Chương trình này được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ một phần.
7. Thạc sĩ Luật nhân quyền – Chương trình Chevening (Anh)
Hạn chót nộp hồ sơ: thông thường vào tháng 11/2018 | Thông tin học bổng
Lễ khỏi động Chương trình Chevening Việt Nam Mentorship năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Hà Nội Mới.
Đây là chương trình học bổng danh giá của chính phủ Anh dành cho các khóa học thạc sĩ ở nhiều ngành khác nhau tại Anh, trong đó có chuyên ngành về luật nhân quyền.
Chương trình Chevening cấp học bổng cho các ứng viên Việt Nam từ năm 1993, đến nay đã có hơn 400 người Việt Nam nhận được học bổng này. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm xin học bổng Chevening của một số du học sinh Việt Nam tại đây “Mind the Gap“.
Ứng viên có thể liên hệ với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam để được hỗ trợ.