Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trong một phán quyết ngày hôm qua, 14/12, Toà án Hiến pháp Indonesia đã bác đơn của một nhóm bảo thủ yêu cầu xử lý hình sự những ai chưa kết hôn mà có quan hệ tình dục, tờ The New York Times đưa tin.
Theo Bộ luật Hình sự của Indonesia, ngoại tình (adultery) là tội phạm. Tuy nhiên, luật này chỉ áp dụng cho các cặp đôi đã kết hôn. Quy định này cũng khá giống với tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Nhóm bảo thủ Family Love Alliance (Liên minh Tình yêu Gia đình – AILA), gồm các học giả và nhà hoạt động, muốn Toà án Hiến pháp mở rộng khái niệm adultery nói trên để áp dụng với những hành vi quan hệ tình dục của cả những người chưa kết hôn. Nghĩa là chỉ duy nhất quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng thì mới được coi là hợp pháp, ngoài ra, tất cả đều là bất hợp pháp.
Chiếu theo yêu cầu này thì những ai quan hệ trước hay sau hôn nhân, hay quan hệ mà chưa/không kết hôn đều có thể bị bỏ tù đến chín tháng. Yêu cầu này của họ nhắm trực diện đến cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Indonesia, vốn không có quyền kết hôn.
Thành viên của tổ chức Family Love Alliance (AILA) ngồi tại phiên toà ngày 14/12/2017. Ảnh: REUTERS/Beawiharta.
Hãng thông tấn Reuters cho biết, chín thẩm phán của Toà án Hiến pháp nước này đã bỏ phiếu và cho một kết quả sít sao (5-4), nói rằng luật về ngoại tình hiện nay không xung đột gì với Hiến pháp và họ không có thẩm quyền thay đổi luật. Phán quyết cũng khuyến nghị AILA nộp đơn lên các dân biểu ở Quốc hội, vốn đang thảo luận việc sửa đổi Bộ luật Hình sự của nước này (có từ năm 1916 dưới thời thuộc địa của Hà Lan).
AILA được biết đến như một tổ chức nổi bật của phong trào tôn giáo bảo thủ vốn đang phất lên ở Indonesia. Họ tuyên bố muốn “củng cố các giá trị gia đình” mà họ cho là đang bị xói mòn ở nước này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng họ có động cơ tôn giáo rất rõ ràng và muốn nâng giáo lý của đạo Hồi lên thành luật.
Một bài xã luận trên tờ The Jakarta Post cho rằng, “mặc dù có cái tên rất thế tục, Liên minh Tình yêu Gia đình có cùng động cơ tôn giáo như tổ chức Mặt trận Những người bảo vệ Hồi giáo (FPI)”, vốn muốn thiết lập một nhà nước đạo đức và thần quyền.
Nghị trình của họ đặc biệt nhắm tới giới LGBT. Chủ tịch của AILA từng tuyên bố rằng, “tôn giáo nói những người quan hệ tình dục đường hậu môn (sodomites) sẽ bị Chúa nguyền rủa và huỷ diệt. Chúng ta phải tin rằng sẽ là thảm hoạ to lớn nếu chúng ta chấp nhận những người LGBT”.
Mặc dù là một nước thế tục (secular), Indonesia vẫn được biết đến như là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, với hơn 80% trong số khoảng 260 triệu người là người Hồi giáo. Phần lớn người Hồi giáo ở Indonesia là Hồi giáo ôn hoà. Tổng thống đương nhiệm của nước này nằm trong số đó. Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo cứng rắn hơn đang nổi lên trong những năm trở lại đây, mà AILA là một đại diện tiêu biểu. Áp lực của các nhóm này đã buộc Thị trưởng Jakarta, Basuki Tjahaja Purnama – một người Thiên Chúa giáo, phải ngồi tù sau một phán quyết hồi tháng 5 vừa qua vì tội báng bổ đạo Hồi khi vận động tái tranh cử.
Một phụ nữ 20 tuổi ở tỉnh Aceh bị xử phạt năm roi hồi năm 2015 vì “quá thân mật” với một người đàn ông 23 tuổi. Cả hai đều chưa kết hôn và là sinh viên đại học. Ảnh: Reuters.
Tình hình còn tồi tệ hơn ở Aceh, tỉnh duy nhất ở Indonesia thực thi luật Hồi giáo (Shari’a), vốn coi Kinh Quran là một trong bốn nguồn luật chính. Mặc dù Indonesia có một nhà nước đơn nhất, quyền lực tập trung ở thủ đô Jakarta, nhưng Aceh và một số tỉnh, thành khác lại có quy chế “lãnh thổ đặc biệt” với quyền tự trị rộng rãi hơn và có thể ban hành luật riêng.
Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, Bộ luật Hình sự Hồi giáo Aceh, vốn có hiệu lực từ 23/10/2015, quy định hình phạt lên tới 100 roi đối với người Hồi giáo có quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ tình dục trước hôn nhân, ngoại tình, tiêu thụ rượu, đánh bạc, hay “ở một mình với một người khác giới mà không phải là vợ/chồng hoặc người thân”. Riêng trong năm 2016, có ít nhất 100 vụ phạt roi như vậy được cảnh sát địa phương tiến hành.
Ân xá Quốc tế lên án hình phạt roi này vì cho rằng nó vô nhân đạo khi huỷ hoại thân thể con người, vi phạm nghiêm trọng Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Đứng trước những thách thức như vậy, sự tồn tại của một hệ thống tư pháp và cơ chế bảo hiến độc lập, trong đó có Toà án Hiến pháp, tỏ ra đặc biệt quan trọng. Toà án Hiến pháp của Indonesia được lập ra năm 2003, dựa trên một bản Tu chính Hiến pháp năm 2001. Tổng thống, Hạ viện và Toà án Tối cao mỗi bên được quyền bổ nhiệm ba thẩm phán cho Toà án Hiến pháp theo nhiệm kỳ 5 năm. Các thẩm phán này không được có mối liên hệ nào với các đảng phái chính trị trong ít nhất bảy năm trước khi được bổ nhiệm.
Toà án Hiến pháp được xem là biểu tượng của thời kỳ cải cách dân chủ của Indonesia sau khi chế độ độc tài của Tổng thống Suharto sụp đổ năm 1998. Với thẩm quyền rộng lớn và tương đối độc lập của mình, toà án này đã thực thi thành công vai trò bảo vệ Hiến pháp, nền dân chủ và các quyền tự do của người dân Indonesia.
Chuỗi tràng hạt của Thủ tướng và nguyên lý nhà nước thế tục