Chính trị bình dân – Phạm Đoan Trang – Tái bản lần thứ Nhất – PDF

Chính trị bình dân – Phạm Đoan Trang – Tái bản lần thứ Nhất – PDF

Luật Khoa tạp chí trân trọng giới thiệu và đăng tải bản đầy đủ của cuốn “Chính trị bình dân”, tái bản lần thứ Nhất, có chỉnh sửa, của nhà báo Phạm Đoan Trang, do Nhà xuất bản Giấy Vụn và GreenTrees xuất bản.

Download:

Chính trị bình dân – Tái bản lần thứ nhất (PDF)

Ngày 24/2 vừa qua, tác giả Phạm Đoan Trang đã bị công an bắt cóc và ép làm việc về cuốn sách này cho đến nửa đêm. Trước đó, Hải quan Đà Nẵng cũng tịch thu một số bản in cuốn sách này vốn được gửi từ nước ngoài về Việt Nam.

Kể từ đó đến nay, chúng tôi gần như mất liên lạc với Đoan Trang vì nhà riêng của cô bị cắt Internet. Tuy không thể xin phép đăng tải cuốn sách này nhưng chúng tôi tin rằng tác giả sẽ đồng ý với việc phổ biến cuốn sách tới đông đảo bạn đọc của Luật Khoa.

Vốn dĩ, cuốn sách này được xuất bản qua trang thương mại điện tử Amazon với mức giá 20 USD (tương đương khoảng 450.000 đồng). Bản điện tử cũng được xuất bản trên Smashword với giá 5 USD (tương đương khoảng 120.000 đ).

Như tác giả đã nhiều lần thông báo trên Facebook cá nhân, toàn bộ số tiền bán sách được chuyển cho Quỹ Lương Tâm, một quỹ từ thiện được lập ra để giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Nếu đọc bản PDF và muốn trả tiền mua sách, bạn đọc có thể gửi tiền tới Quỹ Lương Tâm theo tài khoản ngân hàng:

Nguyễn Quang A
Số tài khoản: 0541000287869, Vietcombank Chương Dương, Hà Nội

Hoặc tài khoản Paypal: quyluongtamvn@gmail.com.

Chúng tôi đề xuất mức giá đối với bản PDF là 50.000 đồng.

Bạn đọc ở các nước khác có thể đặt mua bản in cuốn này trên Amazon hoặc liên hệ với bà Mạc Việt Hồng (Ba Lan) qua Facebook.

MỤC LỤC

Lời nói đầu của tác giả
Lời cảm ơn của tác giả
Hướng dẫn sử dụng sách

Phần I. Chính trị là gì?

Chương I. Định nghĩa chính trị
Bài đọc. Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta
Chương II. Hoạt động chính trị
Bài đọc. Vì các vị độc tài, chúng tôi mới phải
đi vận động quốc tế cho nhân quyền
Bài đọc. Mặt trái của biểu tình
Chương III. Về môn học “Khoa học chính trị”

Phần II. Chính quyền và nhà nước

Chương I. Định nghĩa chính quyền
Chương II. Tính chính danh
Chương III. Nhà nước

Phần III. Dân chủ

Chương I. Định nghĩa dân chủ
Chương II. Các hình thức đại diện
Chương III. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
Chương IV. Lợi ích và mặt trái của dân chủ

Phần IV. Các chủ nghĩa

Chương I. Thế nào là một chủ nghĩa?
Chương II. Chủ nghĩa tự do
Chương III. Chủ nghĩa bảo tồn
Chương IV. Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội
Chương V. Một số chủ nghĩa khác
Bài đọc. Nếu đàn ông có kinh nguyệt
Gloria Steinem
Nguyễn Trung Dũng (dịch)
Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước
Bài đọc. Tinh thần yêu nước
Nguyễn Dân
(Facebooker Ếch Ao)
Bài đọc. Yêu nước là gì?
Nguyễn Trần Quyên Quyên
Ý thức hệ có cần thiết không?

Phần V. Tương tác chính trị

Chương I. Thay đổi xã hội
Chương II. Làm truyền thông: công luận,
truyền thông chính trị, và tuyên truyền
Bài đọc. Công luận và việc làm chính sách
Bài đọc. Tự do báo chí kiểu Việt Nam
Chương III. Đảng và hệ thống đảng
Chương IV. Bầu cử
Bài đọc. ABC về bầu cử quốc hội ở Việt Nam
Bài đọc. Hội nghị cử tri – Nét quái đản
trong cơ chế bầu cử quốc hội
Bài đọc. Tại sao đảng cố “lùa” dân đi bầu cử?
Chương V. Tổ chức và nhóm lợi ích
Bài đọc. Khi có quá nhiều một thứ tốt đẹp
Bài đọc. Cái gì quyết định
sự phát triển của phe nhóm lợi ích?
Chương VI. Xã hội dân sự
Bài đọc. Xây dựng không gian cho xãhội dân sự
Bài đọc. Xã hội ảo… nhưng thật
Chương VII. Phong trào xã hội

Phần VI. Bộ máy nhà nước

Chương I. Hiến pháp và pháp luật
Bài đọc. Bản hiến pháp vang vọng tiếng dân
Bài đọc. Lược sử cuộc sửa đổi hiến pháp Việt Nam
Chương II. Lập pháp
Bài đọc. 10 đầu việc của một đại biểu quốc hội
Trịnh Hữu Long
Bài đọc. Cách đo chất lượng hoạt động của quốc hội
Chương III. Hành pháp
Bài đọc. Nhánh hành pháp ở Mỹ
Chương IV. Tư pháp
Bài đọc. Tòa án độc lập
Chương V. Chế độ đại nghị và chế độ tổng thống
Chương VI. Bộ máy hành chính
Chương VII. Hệ thống chính trị CHXHCN Việt Nam
Chương VIII. Quân đội và công an
Bài đọc. Nghề công an trong chế độ dân chủ
Bài đọc. Nguyên tắc “dân quản quân”
và vấn đề tướng lĩnh nắm quyền cơ quan dân sự Việt Nam
Nguyễn Quốc Tấn Trung

Phụ lục. Tài liệu tham khảo
Từ điển thuật ngữ
Đề mục tra cứu
Executive summary
Về tác giả
About the author

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.