Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Giới cánh tả trong cái làng chính trị ồn ào nhất thế giới – Mỹ quốc – từ lâu đã luôn nhanh nhẩu khoác lên người họ những danh hiệu mỹ miều: lúc nào cũng phải xưng là “tự do” (liberal), thời nào cũng phải nhận mình là “cấp tiến” (progressive).
Những thứ tư tưởng lóng lánh về tự do, bình đẳng, bác ái luôn đã luôn được giới cánh tả hào hứng đem ra để thu hút người dân, bất kể những thực tế xám xịt và khắc nghiệt của kinh tế và đời sống.
Nhiều người tưởng rằng cứ cổ xúy cho tự do, bình đằng, bác ái thì nghiễm nhiên là đang bảo vệ các giá trị tự do, cấp tiến. Tuy nhiên, không hẳn thế.
Trong cái nhìn nghiêm khắc của giới trí thức tự do chủ nghĩa (libertarianism, thay vì liberalism) điển hình như Lawrence W. Reed, những ngôn từ lấp lánh của giới cánh tả không bao giờ che đậy được thực tế rằng có rất ít tính cấp tiến trong thứ tư tưởng cấp tiến (progressivism) của giới cánh tả Mỹ.
Tác giả Lawrence Reed – Ảnh: americasfuture.org
Reed là chủ tịch đương nhiệm của Quỹ Giáo dục Kinh tế Nền tảng (Foundation for Economic Education – FEE), một think-tank hàng đầu của Mỹ mang tư tưởng tự do chủ nghĩa cổ điển, được thành lập năm 1946.
Theo một tác giả theo chủ nghĩa tự do cổ điển khác là Ron Robinson thì những người mang tư tưởng cấp tiến (progressive) cánh tả Mỹ “khó mà thành công nếu họ chịu nói chuyện đàng hoàng với người dân bằng các từ ngữ rõ ràng và chính xác.
Giới cấp tiến chủ nghĩa luôn dùng đến một đống những thứ nửa-thật (half-truth). Họ dùng những thứ nửa-thật đó quá lâu – hơn cả thế kỷ – đến nỗi những điều nửa-thật ấy đã trở thành những thứ cũ sáo (cliché) đã trở nên quen thuộc một cách rộng rãi nhưng thường không trả lời các vấn đề được một cách hiệu quả”.
Để “giải ảo” những thứ “nửa-thật” đó, tác giả Lawrence Reed đã cùng FEE biên soạn cả một cuốn sách: “Thứ lỗi cho tôi, thưa giáo sư: Thách thức các huyền thoại của chủ nghĩa cấp tiến” (Excuse Me, Professor: Challenging the Myths of Progressivism).
Hơn 200 trang sách của cuốn này có nhiều bài viết của các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều dùng một thứ ngôn ngữ giản dị và giọng văn đối thoại thẳng thắn. Các tác giả chỉ ra 52 điều “nửa-thật” trong diễn ngôn thường có của giới cánh tả cấp tiến Mỹ và phê phán đanh thép những điều đó.
Trong Café Luật Khoa tuần này, chúng ta cùng thử khám phá hai trong số 52 điều “nửa-thật” đó.
Trích đoạn:
“Thứ lỗi cho tôi, thưa giáo sư: Thách thức các huyền thoại của chủ nghĩa cấp tiến”
(Excuse Me, Professor: Challenging the Myths of Progressivism)
Tác giả: Quỹ Giáo dục Kinh tế Nền tảng (Foundation for Economic Education – FEE), Chủ biên: Lawrence Reed.
Luật Khoa dịch từ bản tiếng Anh.
Từ trang 19 đến 22, và 52-52 (cách dòng do người trích, hình minh họa không thuộc nội dung trong sách)
“… Điều #3: “BÌNH ĐẲNG PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CHUNG” (Tác giả: Lawrence W. Reed)
“NGƯỜI TỰ DO THÌ KHÔNG BÌNH ĐẲNG, VÀ NGƯỜI BÌNH ĐẲNG THÌ KHÔNG TỰ DO.”
Tôi ước rằng mình có thể nhớ được ai nói câu trên đầu tiên. Nó phải được xem là một trong những sự thật vĩ đại nhất mọi thời đại, và là một sự thật có ý nghĩa sâu sắc.
Một ví dụ về bình đẳng – bình đẳng trước pháp luật – tức là việc được xét xử để xem là vô tội hay có tội hay không hoàn toàn dựa vào việc bạn đã gây ra một tội ác nào đó hay không, chứ không phải là dựa vào màu da, giới tính, giai cấp xã hội, hay tín ngưỡng của bạn. Thứ bình đẳng này là một lý tưởng cao đẹp và không có vấn đề gì ở đây cả.
Cái thứ “bình đẳng” mà câu trích dẫn trên đề cập là liên quan đến thu nhập kinh tế hay giàu có vật chất.
Nói theo một cách khác, câu trích dẫn đó có thể là “Những con người tự do thì sẽ có những thu nhập khác nhau. Nơi nào con người có cùng một mức thu nhập thì ở nơi đó họ không thể tự do.”
Bình đẳng kinh tế trong một xã hội tự do là một ảo ảnh tạo ra bởi những người mong muốn tái chia chác tài sản xã hội – và những kẻ đó quá thường xuyên là luôn sẵn sàng đổ máu và tài sản để đạt được thứ bình đẳng đó.
Nhưng những con người tự do là những con người khác thường, thế cho nên không có gì ngạc nhiên khi những người đó có được những khoản thu nhập khác nhau. Tài năng và khả năng của mỗi chúng ta không hề giống y chang nhau.
Chúng ta không làm việc chăm chỉ như nhau. Và ngay cả khi tất cả chúng ta, theo một cách thần kỳ nào đó, bỗng nhiên trở nên bình đẳng về tài sản trong đêm nay thì vào sáng ngày mai chúng ta cũng vẫn sẽ bất bình đẳng bởi vì một số người trong chúng ta sẽ tiêu tiền trong khi một số khác thì sẽ để dành.
Để có thể đạt được cho dù chỉ là một mức bình đẳng kinh tế tương đối, các chính phủ phải đưa ra các điều lệnh sau đây và có chế tài, hình phạt đi kèm, hay dùng cả nhà tù hay đội xử bắn để cưỡng bức thi hành:
“Đừng trở nên hoàn hảo trong công việc hay làm việc chăm chỉ hơn đồng nghiệp, đừng đưa ra những ý tưởng mới, đừng chấp nhận bất kỳ rủi ro gì, và đừng làm gì khác với những gì các người đang làm hiện nay.” Nói cách khác, đừng làm người.
Thực tế rằng những con người tự do không bình đẳng với nhau về mặt kinh tế không phải là một thực tế gì đáng buồn phiền. Trái lại, đó là chuyện đáng mừng.
Bất bình đẳng kinh tế, khi nó đến từ sự tương tác tự nguyện giữa các cá nhân sáng tạo, thay vì đến từ quyền lực chính trị, thì chính là nó đang xác nhận thực tế rằng con người đang là chính họ, mỗi người đưa sự độc nhất vô nhị của bản thân vào công việc theo những cách khiến cho bản thân họ hài lòng và mang lại giá trị cho những người khác. Như người Pháp có thể nói trong một hoàn cảnh khác, Vive le difference! (Hoan hô khác biệt!)
Bất bình đẳng thu nhập: hệ quả tất yếu và đáng chấp nhận của tự do? Ảnh: financesonline.com
Những ai bị ám ảnh về bình đẳng kinh tế – hay chủ nghĩa bình đẳng (egalitarianism), dùng một định nghĩa quan trọng – thường làm những việc lạ lùng. Họ trở nên ganh ghét nhau. Họ thèm muốn. Họ chia xã hội thành hai đống: bên kẻ ác và bên nạn nhân.
Họ dành nhiều thời gian kéo người khác xuống hơn là kéo bản thân họ lên. Họ là những kẻ chơi chả vui chút nào. Và khi họ vào được trong nhánh lập pháp, họ có thể gây ra những thiệt hại thật. Thành thử ra họ không chỉ đi gọi cảnh sát mà chính họ cũng trở thành cảnh sát.
Dĩ nhiên là có rất nhiều ví dụ các luật lệ có hại vốn xuất phát từ những tình cảm vị bình đẳng. Những thứ luật lệ đó tạo thành khuôn mẫu cho hệ thống tái phân phối tài sản nằm trong hình thái nhà nước phúc lợi (welfare state) hiện đại.
Một trường hợp kinh điển là quy định năm 1990 tăng thuế tiêu thụ với tàu thuyền, máy bay, và nữ trang. Những người đề xuất quy định này tại Quốc hội đã giả định rằng chỉ có người giàu thì mới mua tàu, mua máy bay, và mua nữ trang. Họ cho rằng việc đánh thuế các mặt hàng này thì sẽ dạy cho đám nhà giàu một bài học, giúp giảm khoảng cách giữa hai nhóm người hay được gọi là “những người có của” và “những người không của”, và dự tính thu được một khoản tiền 31 triệu đô-la cho Bộ Tài chính liên bang vào năm 1991.
Thực tế diễn ra rất khác. Một nghiên cứu sau đó của các kinh tế gia thuộc Ủy ban Kinh tế Liên viện của Quốc hội đã cho thấy rằng giới nhà giàu đã không hề là đám bị vặt lông: Tổng thu thuế từ các thuế mới năm 1991 chỉ là 16,6 triệu đô-la.
Ngành đóng tàu đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề khi có đến 7.600 người mất việc làm. Trong ngành công nghiệp máy bay, 1.470 người bị nhận giấy cho thôi việc. Và trong ngành làm nữ trang, 330 người gia nhập đội ngũ thất nghiệp. Tất cả chỉ vì vài ông hạ nghị sỵ muốn thỏa mãn thứ lương tâm vị bình đẳng của họ.
Cũng nghiên cứu nói trên phát hiện ra rằng số việc làm bị mất đó dẫn đến việc nhà nước phải chi đến 24,2 triệu đô-la trợ cấp thất nghiệp. Đúng vậy đấy – 16 triệu đô đi vào, 24,2 triệu đô đi ra, để lại một khoản lỗ 7,6 triệu đô cho Bộ Tài chính đã sẵn vướng thâm hụt ngân sách.
Khi thực hiện bình đẳng kinh tế bằng một biện pháp mang tính trừng phạt, Quốc hội thường chả có thành công gì ngoài việc làm cho chính nó và cho tất cả chúng ta trở nên nghèo thêm đi một tí.
Đối với một người vị bình đẳng quá khích, ý định là tất cả, còn hệ quả chẳng là gì. Người vị bình đẳng cho rằng quan trọng là phải làm ra vẻ thánh thiện và công kích, thay vì tạo ra những kết quả thực thụ mang tính xây dựng hay chí ít thì cũng đạt được cái mục tiêu người đó đặt ra.
Làm cho Quốc hội tiến hành giải quyết các thiệt hại do chính họ gây ra với các ý tưởng tồi tệ như trên luôn luôn là một thử thách đáng gờm.
Vào tháng Bảy năm 1995, bất bình đẳng kinh tế gây ồn ào trên mặt báo sau khi có một nghiên cứu của nhà kinh tế trường Đại học New York, Edward Wolff. Nó là một nghiên cứu mới nhất trong danh sách dài các nghiên cứu cố gắng chứng tỏ rằng thị trường tự do đang làm cho người giàu giàu thêm và người nghèo nghèo đi. Nghiên cứu này được ca ngợi trên truyền thông dòng chính.
“Phát hiện quan trọng nhất,” kinh tế gia Wolff viết, “chính là về tổng giá trị ròng số tài sản có thể tiêu thụ được mà nhóm 1% giàu nhất nắm giữ. Tổng giá trị ròng này đã giảm 10% trong giai đoạn từ 1945 đến 1976, đã tăng lên đến 39% trong năm 1989, trong khi chỉ vừa đạt 34% vào năm 1983.” Giá trị thịnh vượng của nhóm có thu nhập thấp nhất thì lại giảm trong cùng giai đoạn đó – trên giả định nghiên cứu của Wolff đáng tin cậy.
Tuy nhiên, qua phân tích kỹ càng và công tâm thì lại thấy là nghiên cứu nói trên không kể toàn bộ câu chuyện, nếu nó thật sự chỉ kể phần nào đó. Wolff không những đã chỉ dùng một cách tính rất hẹp vốn tự nó đã làm quá lên tính bất bình đẳng tài sản, ông ta lờ đi sự dịch chuyển của các cá nhân trong thế lên hay xuống trên thang thu nhập. Một bài xã luận ngày 28 tháng Năm năm 1995 trên tờ Investor’s Business Daily đã chỉ thẳng ra việc này: “Những con người làm nên ‘giới giàu có’ khác nhau từ năm này qua năm khác. Các dữ liệu mới nhất từ các tờ khai thuế thu nhập…. cho thấy rằng phần lớn số người nằm trong nhóm 20% có thu nhập cao nhất vào năm 1979 đã tụt hạng xuống nhóm có thu nhập thấp hơn vào năm 1988.”
Trong số những người nằm trong nhóm 20% có thu nhập thấp nhất vào năm 1979, chỉ có 14,2% trong số họ là vẫn còn trong nhóm thu nhập này vào năm 1988. Khoảng 20,7% trong số họ đã tăng một hạng trên thang thu nhập, 35% tăng hai hạng, 25,3% tăng ba hạng, và 14,7% đã gia nhập được nhóm 20% có thu nhập cao nhất.
Bất bình đẳng thu nhập: một “ảo ảnh” của các kinh tế gia? – Ảnh: anticap.files.wordpress.com
Nếu bất bình đẳng kinh tế là một thứ gây phiền não, trừng phạt sự nỗ lực và thành công của người dân đều không phải là một cách giải quyết trong bất kỳ trường hợp nào. Các biện pháp mang tính ép buộc với mục đích tái phân phối tài sản thường làm cho những ai khôn ngoan hay có mạng lưới chính trị tốt trong giới “những người có của” tìm cách kiếm chỗ ẩn náu tại các thiên đường thuế trong nước hay ngoài nước. trong khi đó, chính “những người không có của” không may mắn lại phải gánh chịu tác hại từ suy thoái kinh tế.
Một cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn chính là tìm cách xóa bỏ các gánh nặng đến từ việc chính quyền can thiệp vào thị trường, những can thiệp như thế chỉ đảm bảo rằng “những người không có của” đồng thời cũng là “những con người không thể làm giàu”.
Cái thứ bình đẳng kinh tế đó không phải là một dạng trắc ẩn gì. Khi nó còn là ý tưởng, nó là thứ vớ vẩn. Khi nó là chính sách công, thì nó lại là một sự phản logic rành rành.
TỔNG KẾT
…
Điều #12: “TÔI MUỐN AN TOÀN HƠN LÀ TỰ DO”
Nhiều người bị đưa đường dẫn lối mà không hay biết gì vào chủ nghĩa xã hội. Họ bị lừa bịp bằng những giả định mà họ chưa thử thách.
Một giả định phổ biến nhưng sai lạc đó là sự an toàn và tự do là hai lựa chọn một mất một còn – rằng chọn một thứ thì phải bỏ qua thứ kia.
Tại Hoa Kỳ trong một thế kỷ qua, nhiều người đã đạt được một mức độ an toàn về mặt vật chất cao hơn nhiều so với tổ tiên họ trong các xã hội thời kỳ trước. Một số lượng lớn người dân trong nước đã để dành được cho mình những ‘ổ trứng đầy đặn’, để nếu có sinh lão bệnh tử khó khăn gì thì họ cũng có thể dựa vào những thành quả đã để dành được từ chính sức lao động của mình (và/hoặc của thành viên gia đình, bạn bè, người cùng giáo khu) để vượt qua bão bùng hay khó khăn tạm thời.
Nhờ có tự do lựa chọn tới mức chưa từng có, những cơ hội không đâu khác bằng, lối sống tằn tiện, và quyền tận hưởng thành quả từ sức lao động bản thân – tư hữu tài sản – người dân đã có điều kiện đối mặt với mọi nhu cầu cấp bách có thể đến trong suốt cuộc đời.
Chúng ta nghĩ rằng những thành quả đáng ghen tỵ nói trên là sự an toàn. Nhưng dạng an toàn này không phải là một lựa chọn đối lập với tự do; thực ra, sự an toàn đó là một kết quả tự nhiên của tự do. Thứ an toàn mang tính truyền thống này sinh ra từ tự do như cây sồi sinh ra từ quả sồi. Đây không phải là một trường hợp chọn một trong hai; không thể có một thứ mà không có thứ kia được. Tự do dọn chỗ cho tất cả các dạng an toàn có thể có được trong thế giới đầy bất trắc này.
Tuy nhiên, sự an toàn theo nghĩa truyền thống của nó không phải là thứ mà những người mang tư tưởng cấp tiến nói đến khi họ hỏi câu hỏi, “Bạn sẵn sàng có sự an toàn hơn hay có tự do hơn?” Thứ họ có trong đầu là thứ mà Maxwell Anderson gọi là “cuộc sống được bảo đảm”, hay theo cơ chế đã được Karl Marx miêu tả là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Trong sắp đặt đó, hệ thống chính trị – vốn không có công cụ nào ngoài lực lượng cảnh sát – dùng lực lượng này để lấy đi tài sản từ những người khá giả để chia chác khối tài sản cướp được cho những kẻ kém khá giả hơn. Ít ra trên lý thuyết thì nó chỉ có thế – một quy trình san phẳng!
Phải thừa nhận là cái quy trình đó có vẻ cuốn hút hàng triệu người dân nước ta. Vì họ giả định rằng cái quy trình đó giải thoát họ khỏi việc cần phải tự chăm lo cho chính mình; Chú Sam (hình ảnh biểu trưng cho nhà nước Mỹ – ND) đang đứng kề bên với mấy cái túi đầy của cải cưỡng bức tịch thu.
Với những người khinh suất, tình trạng đó có vẻ là một chọn lựa giữa an toàn và tự do. Nhưng trong thực tế, đó là một lựa chọn giữa việc tự chịu trách nhiệm như một người tự do hay là cái an toàn như thể nô lệ trong tư cách một người được nhà nước bảo bọc.
Thế nên, nếu một người nói rằng, “Tôi thà làm người được nhà nước bảo trợ hơn là bắt tay vào thực hành tự do cá nhân,” thì ít ra là người đó cũng là đang nói về lựa chọn đó bằng những từ ngữ đúng đắn hơn.
Một người không cần là một nhà xã hội học uyên thâm thì mới nhận ra rằng thứ “an toàn” như thể người-được-nhà-nước-bảo-trợ là thứ “an toàn” loại trừ tự do cho cả ba bên tham gia vào nó. Những người có tài sản bị tước đoạt dĩ nhiên bị từ chối tự do được dùng những gì họ đã kiếm được từ sức lao động. Thứ hai, những người được nhận tài sản chia chác lại – những người được mà không phải mất gì – đang để mất đi một lý do quan trọng để sống: tự do được chịu trách nhiệm cho chính mình. Bên thứ ba trong dàn xếp này – kẻ chuyên chế đã làm công việc tước đoạt và chia chác – cũng mất đi tự do của chính hắn.
Một người không cần là một kinh tế gia xuất sắc để hiểu được cái cách mà một cuộc sống được bảo đảm dẫn tới sự bất an nói chung. Bất cứ khi nào một chính phủ nhận lấy trách nhiệm cung cấp an toàn, phúc lợi, và phồn vinh cho công dân, chi phí của chính phủ đó tăng cao vượt quá mức mà chính phủ đó có thể thu thuế trực tiếp theo một cách thiết thực về mặt chính trị.
Khi mức thu thuế đã tới tầm, thường vào khoảng 20-25% thu nhập người dân, thì một chính phủ buộc phải chuyển qua vay mượn tiền hay in thêm tiền. Việc in thêm tiền để tăng lượng tiền nhằm bù vào các thâm hụt – có nghĩa là làm loãng sức mua của đồng tiền.
Trừ phi có một thay đổi bắt buộc về tư duy và chính sách, còn không thì quá trình nói trên dẫn đến việc mọi “bảo đảm” đều trở nên vô nghĩa, và sự bất an nói chung ập đến.
Nhà nước phúc lợi: “ảo ảnh” của giới chính trị cánh tả cấp tiến? – Ảnh: cartoons.org.nz
Lựa chọn một trong hai thật sự và thực tế ở đây là một lựa chọn giữa không an toàn và an toàn. Sự không an toàn phải diễn ra tiếp theo sau việc chuyển giao trách nhiệm từ bản thân một người sang cho kẻ khác. Đặc biệt khi việc chuyển giao đó là với một chính phủ chuyên quyền và thất thường.
An toàn thực chất nhất là tự chịu trách nhiệm cho bản thân mình, dựa trên quyền được hưởng những thành quả từ công việc lao động của chính mình, và tự do được giao thương.
(Biên tập ghi chú: Bài tiểu luận này trừ vài chỗ chỉnh sửa không đáng kể để cập nhật, được in ban đầu năm 1962 trong một cuốn sách của FEE, cuốn “Những điều sáo mòn về chủ nghĩa xã hội”.)
TỔNG KẾT
Bìa sách “Excuse Me, Professor: Challenging the Myths of Progressivism” – Ảnh: amazon.com
Tìm đọc thêm: