Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Ở bài trước, chúng ta có đề cập đến việc một giáo sư luật người Mỹ cổ vũ cho việc sử dụng ngôn ngữ pháp lý tiếng Anh chân phương, mộc mạc, giản dị, hay đơn giản (plain English – thề là Anh Cả Lý cũng phân vân không biết chọn từ nào để dịch luôn!).
Hóa ra tư tưởng đề cao việc sử dụng thứ tiếng Anh bình dân, dễ hiểu trong bối cảnh pháp lý không hề chỉ là do sở thích riêng của một vài vị giáo sư luật.
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, trong làng luật các nước Tây Âu dùng Anh ngữ đã phát khởi một phong trào Tiếng Anh đơn giản (Plain English movement).
Phong trào này cổ vũ cho việc cải thiện dần, “làm trong sáng” thứ ngôn ngữ pháp lý truyền thống, vốn vừa khó hiểu, lại đậm đặc ngôn ngữ La-tinh và các từ chuyên môn ít người biết.
Hãy viết tiếng Anh pháp lý đơn giản!
Đó là thông điệp của phong trào Plain English.
Thế nhưng, nhiều bạn đọc không chuyên có thể tự hỏi: Xí, thế nào là tiếng Anh pháp lý… phức tạp vậy cà?
Tiếng Anh pháp lý chả phải là luôn luôn phức tạp, và nên phải phức tạp ư? Vì bản thân luật học đã phức tạp rồi mà?
Tiếng Anh pháp lý: đơn giản và phức tạpTrong tiếng Anh có từ này: “legalese”, được dùng để chỉ “thứ ngôn ngữ được các luật sư dùng trong các tài liệu pháp lý, vốn khó hiểu với người bình thường”.
Legalese chính là đối tượng cần bài trừ đối với phong trào Plain English.
Ở mức cơ bản nhất, có thể xem là legalese bất cứ thứ gì được viết bởi các luật sư mà làm chính những người nói tiếng Anh như bản ngữ thấy khó hiểu, phải tra từ điển.
Các phiên bản khác của “legalese”! – Ảnh: thesaurus.plus
Trường hợp các từ đồng nghĩa khác âm legal doublet hay legal triplet Anh Cả Lý viết lần trước là một trường hợp legalese.
Anh Cả Lý nhớ mãi hồi còn thực tập hành nghề luật sư bị một thân chủ người Anh “chiếu bí”, hỏi vặn sao bản di chúc của người đó ghi tiêu đề “Last will and testament”, cả “will” và “testament” đều có nghĩa là “di chúc” mà. (Anh Cả Lý hồi đó “gà” khôn tả, chỉ biết nói rằng ghi thế vì đó là khuôn mẫu văn bản di chúc được xài khắp nơi ở Anh!)
Ngoài chuyện làm khó mấy anh chị luật sư tập sự xanh non ra thì việc dùng nhiều từ đồng nghĩa trong cùng một văn cảnh nhiều khi đúng là làm cho tiếng Anh pháp lý phức tạp một cách không cần thiết.
Sử dụng từ La-tinh trong viết lách một cách quá thừa mứa cũng là chơi legalese. Cái này thì dễ bắt gặp ở mấy người mới học luật, thích “làm màu”.
Ví dụ, có người viết câu này “The court ruled that, inter alia, the contract should have been written in plain English ab initio”.
“Inter alia” mang nghĩa “bên cạnh các thứ khác”, “bên cạnh các điểm khác”. “Ab initio” là “ngay từ đầu”.
Ý câu đó muốn nói, “Một trong số những điểm tòa tuyên là cái hợp đồng đó ngay từ đầu đã phải được soạn bằng thứ tiếng Anh đơn giản.”
Viết chêm La-tinh dzô đúng là làm khó người đọc không chuyên. Vì hoàn toàn có thể viết bằng tiếng Anh đơn giản, đọc là hiểu liền không phải đi tra từ điển:
“The court ruled, among other things, that the contract should have been written in plain English from the beginning.”
Một trường hợp legalese khác là việc dùng các từ cũ, từng mang màu sắc trang trọng nhưng hiện không còn thông dụng trong đời sống hiện đại như:
Những từ như trên còn được gọi bằng từ “lawyerism”: nghe có mùi “pháp lý” nhưng mang rất ít sức nặng ngữ nghĩa pháp lý, và trong nhiều bối cảnh đơn giản là không cần thiết.
Trên đây là vài ví dụ legalese cơ bản mà thôi. Legalese thực ra đa dạng hơn thế nhiều.
Muốn tìm hiểu chi tiết về thế giới legalese thì phải tìm đọc bài tiểu luận “Tiếng Anh đơn giản cho luật sư” khá nổi tiếng của giáo sư Richard Wydick.
Bài này hay được các trường luật ở Mỹ in ra bắt mấy cô cậu sinh viên luật năm đầu đọc.
Bài viết của giáo sư Wydick chỉ ra các hình thức legalese khác nhau như sau:
Thừa từ thì ta biết rồi, thế nào là từ trừu tượng và thế nào là từ cụ thể, quen thuộc?
Có thể xem các từ ngữ dựa nhiều trên tư duy logic thay vì trực quan (nghe cái nghĩ ngay ra vật gì) là những từ trừu tượng, như:
Những từ như thế có thể làm văn phong nghe “trí thức” hơn nhưng lại nâng cao mức độ khó hiểu cho người đọc bình dân.
Giáo sư Wydick cho rằng đúng là nhiều khi cần các từ trừu tượng để tỏ ra cẩn thận, rào trước đón sau được tất cả các tình huống có thể, tuy nhiên nhiều người viết đơn giản là dùng các từ trừu tượng theo một cách vô ý thức và không cần thiết.
Việc danh từ hóa các động từ gốc (base verbs) cũng có thể xem là trừu tượng hóa một cách không cần thiết.
Ví dụ, thay vì đanh gọn “Please state why you object to the question” (Làm ơn nêu lý do chị phản đối câu hỏi) thì lại dài dòng “Please make a statement of why you are interposing an objection to the question.” (Làm ơn đưa ra một sự tuyên bố rằng tại sao chị lại đặt ra một sự phản đối dành cho câu hỏi).
Động từ gốc “state” bị danh từ hóa thành “statement” trong khi “object” bị ‘cà kê dê ngỗng’ ra thành “interposing an objection”.
Từ cụ thể, quen thuộc thì là những từ nói cái người đọc hiểu ngay.
Ví dụ, gọi cái hóa đơn chi phí văn phòng luật sư, có thể dùng từ “bill” gọn nhẹ, thay vì “statement for professional services”.
Cụm từ dài hơn có thể dùng làm tiêu đề trên tờ hóa đơn, nhưng dùng đi dùng lại trong email thư từ hay trong lúc nói chuyện với thân chủ thì đúng là “trịch thượng”, “xa rời quần chúng”.
Giáo sư Wydick “tư vấn” khá chí lí: luật sư nên luôn nhớ rằng những người nào đang đọc những gì luật sư viết thì thường là họ bắt buộc phải đọc những thứ đó, chứ không phải là họ rảnh hay thích mà ngồi đọc đâu. (Đúng rồi, giống như đơn thuốc thôi, toàn có bệnh mới phải đọc!)
Vậy nên, luật sư viết ngắn gọn đơn giản được cho người ta bao nhiêu hay bấy nhiêu. (Còn mấy bác sỹ thì làm ơn viết chữ nắn nót giùm bà con hen!)
Phong trào tiếng Anh đơn giản có ảnh hưởng lên luật pháp rất mạnh mẽ – Ảnh: haikudeck.com
Không chỉ luật sư mới phải viết tiếng Anh đơn giảnPhong trào Plain English trong ngôn ngữ pháp lý không chỉ kêu gọi các luật sư tư nhân viết văn trong sáng dễ hiểu cho thân chủ.
Một trong những nhóm người được phong trào này vận động mạnh mẽ nhất là những nhà làm luật trong các cơ quan lập pháp quốc gia.
Tại Anh, chiến dịch vận động Plain English chơi bạo tới mức chấp nhận “thách đấu” tài soạn thảo luật với chính Quốc hội Anh!
Một người vận động cho phong trào Plain English tại Anh là Martin Cutts, tuy không học luật nhưng lại là một biên tập viên tiếng Anh dày dặn kinh nghiệm
Năm 1993, một chuyên viên pháp lý Quốc hội Anh thách ông Cutts soạn lại được một đạo luật đã ban hành bằng thứ tiếng Anh đơn giản bình dân mà không được làm mất đi tí ngữ nghĩa pháp lý nào.
Cutts chọn soạn lại Đạo luật Bất động sản Sở hữu theo Kỳ nghỉ năm 1992 (Timeshare Act 1992) rồi gửi cho ông chuyên viên pháp lý. Ông này phản biện. Cutts soạn lại thêm lần nữa thì ông chuyên gia kia mới OK.
Kết quả cuối cùng là phiên bản đạo luật của Cutts có độ dài trung bình một câu gồm 24 từ (trong khi bản gốc là 36 từ), cả thảy giảm được 1.000 từ.
Khác biệt không chỉ ở độ dài.
Theo giáo sư Peter Butt trong cuốn Soạn thảo văn bản pháp lý hiện đại, so sánh hai phiên bản luật chính thức và phiên bản đạo luật của biên tập viên Cutts có thể thấy chắc chắn rằng phiên bản của Cutts dễ hiểu, dễ áp dụng hơn luật chính thức nhiều.
Giáo sư Butt cho rằng đây là một ví dụ cho thấy một số từ ngữ hay cách viết vốn được xem là “ngôn ngữ lập pháp”, “ngôn ngữ nhà nước” thực ra cũng không cần thiết, giống như ba cái legalese với lawyerism của mấy ông bà luật sư thôi.
Thừa thắng xông lên, Cutts cùng nhóm Plain Language Commission của mình tổ chức phối hợp cùng một số chuyên gia về thuế và kế toàn cùng nhau soạn thảo lại vài phần luật thuế của Anh.
Các đóng góp của nhóm ông Cutts sau này tạo ảnh hưởng khiến chính quyền Anh phải tu bổ lại luật thuế cho gọn gàng, dễ hiểu với người đọc bình dân hơn.
Tổng kết lại kinh nghiệm “múa rìu qua mắt thợ” của chính họ, phong trào Plain English pháp lý tại Anh cho rằng các nhà làm luật phải chú tâm làm được các việc sau khi soạn thảo luật:
Không chỉ tác động lên giới lập pháp, các tài liệu phổ biến tiếng Anh pháp lý đơn giản rất hữu dụng của phong trào Plain English cũng khiến người dân Anh ủng hộ họ hơn, ví dụ như cuốn Cẩm nang từ vựng pháp lý này (khá có ích cho các bạn học tiếng Anh bất kể cấp độ).
Tại Ireland, phong trào giúp cơ quan quốc gia phụ trách dân trí người trưởng thành soạn thảo một cuốn cẩm nang từ vựng pháp lý cho riêng hệ thống luật Ireland.
Phong trào Plain English đồng thời cũng tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ tại các nước khác như Úc và Scotland.
Chính phủ Úc đưa việc dùng tiếng Anh pháp lý đơn giản vào thành chính sách chung.
Còn chính phủ Scotland thì vừa đưa vào chính sách, vừa soạn cả cái báo cáo hoành tráng giải thích là họ sẽ soạn thảo luật thế nào cho “gần dân” nhất.
Thế mới thấy, việc định hình chính sách và luật pháp một đất nước, đâu chỉ cần mấy ông bà luật gia đâu; mấy giáo viên, biên tập viên và chuyên gia ngôn ngữ cũng rất là quan trọng đó nha.
Tài liệu tham khảo: