Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Một hội thảo về chính sách và pháp luật về mại dâm được tổ chức hôm 28/3/2018 tại Hà Nội đã đưa tranh luận hợp pháp hóa mại dâm trở lại bàn nghị sự của công luận Việt Nam.
Vấn đề có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không hiện đang được bàn luận sôi nổi với các chiều ý kiến trái ngược nhau: người thì ủng hộ hợp pháp hóa để bảo vệ quyền con người, người thì cho rằng hợp pháp hóa là sai lầm vì “chưa hợp lý và khó khả thi” hay cảnh báo rằng hợp pháp hóa sẽ làm “gia tăng thêm nhiều tệ nạn”.
Vài ý kiến khác chỉ ra các vấn đề phát sinh đã được thấy từ thực tiễn hợp thức hóa mại dâm của các nước khác.
Giáo sư xã hội học Ronald Weitzer của Đại học George Washington (Mỹ) thì lại không hề thấy bi quan về tính thực tiễn của việc hợp pháp hóa mại dâm. Và ông đi đến nhận xét đó dựa vào việc nghiên cứu và so sánh kỹ lưỡng thực tiễn việc hợp pháp hóa mại dâm trong nhiều năm qua tại một loạt các nước trên thế giới bao gồm Mỹ, Úc, Mexico, Bỉ, Đức, Hà Lan, và New Zealand.
Giáo sư Ronald Weitzer – Ảnh: cato-unbound.org
Từ các nghiên cứu của mình, giáo sư Weitzer cũng chỉ ra:
“Huyền thoại thường che khuất thực tế khi người ta nhìn vào hình ảnh đại chúng của mại dâm và các hình thức công việc tình dục khác.
Các huyền thoại này thường được dựng lên bởi truyền thông và các chính trị gia hay các nhóm lợi ích thiên lệch.
Một số huyền thoại có gốc gác từ những mẫu rập khuôn (stereotype) từ hàng trăm năm trước, trong khi một số khác mới có gần đây, như sự nhập nhằng giữa mại dâm và nạn buôn bán nô lệ tình dục.”
Đồng thời quan trọng hơn là Weitzer đã xác định được một danh sách các nhóm “tiêu chuẩn vàng” có thể được sử dụng để quy hoạch chính sách và thiết kế luật pháp giúp cho việc hợp pháp hóa mại dâm hiệu quả trong khi tránh được các bất cập đi kèm.
Café Luật Khoa tuần này xin giới thiệu với các bạn các nhóm tiêu chuẩn đó trong cuốn sách “Hợp pháp hóa mại dâm: Từ tệ nạn bị cấm đoán trở thành việc kinh doanh hợp pháp” (Legalizing prostitution: From illicit vice to lawful business), xuất bản năm 2011, của giáo sư Weitzer.
Trích đoạn “Hợp pháp hóa mại dâm: Từ tệ nạn bị cấm đoán trở thành việc kinh doanh hợp pháp” (Legalizing prostitution: From illicit vice to lawful business) – Nhà xuất bản Đại học New York 2011 – Tác giả: Ronald Weitzer
Luật Khoa trích đoạn và dịch từ sách gốc bản tiếng Anh (cách dòng do người trích, hình minh họa không thuộc nội dung trong sách)
“… Nhà triết học Christine Overall đã lập luận: “Có thể tưởng tượng rằng ngành mại dâm luôn luôn có thể hoạt động, như nó thỉnh thoảng hoạt động ngày nay, trong các hoàn cảnh tương đối an toàn, có an ninh, tự do, vệ sinh, và có sự tự quản.”
Tôi muốn nhấn mạnh cụm từ “có thể tưởng tượng” trong nhận xét nói trên của Overall.
Cuốn sách này có thể được đọc như là một bước đầu trong việc tưởng tượng ra một thứ giúp thay thế cho cách mà chúng ta vẫn hiểu thông thường về mại dâm – tức là, một hiện trạng mà trong đó công việc tình dục được miêu tả là “tương đối an toàn, có an ninh, tự do, vệ sinh, và có sự tự quản.”
Phần lớn các hệ thống mại dâm hợp pháp đang tồn tại đã có một mức độ thành công nhất định trong việc đạt được một hay nhiều hơn các mục tiêu nói trên, đối với một số loại người làm công việc tình dục nhất định. Tuy nhiên, chưa có hệ thống nào là đạt được đầy đủ các yếu tố lý tưởng nói trên.
Hợp pháp hóa và quan hệ giữa các giới tính
Trong tất cả các hệ thống mại dâm hợp pháp mà tôi biết, chính phủ thường chú tâm gần như hoàn toàn vào những người phụ nữ bán dâm.
Các quy định luật pháp được áp dụng chủ yếu cho phụ nữ, trong khi những người làm công việc tình dục là nam giới và những người quản lý họ lại thường bị hệ thống giám sát đẩy ra rìa.
Có thể nói rằng những người mại dâm nam như vậy được hưởng lợi từ việc phi hình sự hóa tại các nước đó, nhưng họ lại không hề được luật pháp và các biện pháp quản lý động chạm tới.
Sự thành kiến giới tính này phản ánh các tranh luận lớn hơn về các chính sách quản lý mại dâm, vốn xoay quanh mối quan hệ giữa những người nữ bán dâm và các khách hàng nam giới của họ.
Nhiều nhà phê bình đang phớt lờ những người nam giới làm công việc tình dục trong các phê bình của họ rằng việc hợp pháp hóa mại dâm việc (thông qua việc chính phủ đóng dấu hợp pháp lên ngành mại dâm) chính là đang góp phần phê chuẩn và bình thường hóa việc sử dụng nữ giới cho các mục đích tình dục của nam giới.
Vậy nên, bất kể các lợi ích thực tế của việc hợp pháp hóa mại dâm, một số người sẽ luôn từ chối việc hợp pháp hóa chỉ vì việc này có vẻ là một hành động mang tính biểu tượng khẳng định một số thứ, bao gồm: việc tiếp cận thân thể nữ giới của nam giới, hay cái ý niệm rằng đàn ông có “quyền” hợp pháp mua dâm từ những người phụ nữ vốn trong hoàn cảnh bình thường sẽ chẳng sẵn sàng quan hệ với họ.
Các nhà phê bình tranh luận rằng sự tồn tại của mại dâm nói chung và mại dâm hợp pháp nói riêng đang biến phụ nữ thành hàng hóa, và làm sâu đậm thêm sự vật hóa (objectification) nữ giới trong văn hóa nói chung.
Chúng ta đã chứng kiến sự tình dục hóa (sexualization) phát triển một cách vững chắc trong văn hóa phương Tây trong hơn hai thập niên qua. Tình dục hóa biểu hiện qua thái độ sẵn sàng quan hệ tình dục, sự xuất hiện của các môn nghệ thuật khiêu dâm mới, sự phát triển của thị trường đồ chơi tình dục, và sự sinh sôi nảy nở của các chủ đề tình dục trong âm nhạc, phim ảnh, truyền hình và quảng cáo thương mại.
Bất kể chúng ta nghĩ gì về các xu hướng nói trên, rõ ràng là chúng không hề được phát động hoàn toàn bởi nam giới; nữ giới cũng tích cực tham gia.
Trong chừng mực là sự tình dục hóa văn hóa nhan nhản này có vai trò làm mạnh mẽ thêm mối quan tâm đến tình dục trong xã hội, bất kể là tình dục có trả phí hay không trả phí, thì có thể lập luận rằng các xu hướng nói trên không là những điềm báo tốt lành cho việc bài trừ các công việc tình dục.
Nếu đúng sự tình dục hóa văn hóa làm mạnh mẽ thêm mối quan tâm đến tình dục của xã hội, thì mại dâm sẽ tiếp tục tồn tại, cho dù là hợp pháp hay không.
Theo đó, vấn đề chính là phải tìm cách giảm thiểu thiệt hại và tìm cách trao quyền (empowerment) tối đa trong phạm vi có thể cho những người làm công việc tình dục
Việc hình sự hóa mại dâm không thỏa mãn điều nào trong hai mục tiêu trên, như giới hoạt động nữ quyền đã nhận ra: Tổ chức nữ quyền hàng đầu của Mỹ, Hội Vì Nữ giới Quốc gia (National Organization for Women – NOW) đã thông qua một nghị quyết phi hình sự hóa từ nhiều thập niên trước.
Nghị quyết đó tuyên bố rằng NOW “chống đối các luật lệ cấm đoán liên quan đến mại dâm, và tin tưởng rằng chúng mang tính trừng phạt”, và “theo đó, ủng hộ việc bãi bỏ tất cả các luật lệ liên quan đến mại dâm”.
Giờ thì tôi tiến tới xem xét các khía cạnh thực dụng của các hệ thống mại dâm hợp pháp.
Những người phê phán việc hợp pháp hóa mại dâm đang quá chú tâm vào vấn đề vật hóa (objectification) phụ nữ? – Ảnh: Mario De Biasi/luag.org.
Các quy phạm tham khảo
Hiếm khi nào người ta đặt vấn đề rằng có thể xác định các tiêu chuẩn vàng để áp dụng vào tất cả các hệ thống mại dâm hợp pháp hay không.
Hình mẫu lý tưởng “mại dâm lành mạnh” (sound prostitution) của [nhà triết học] Lars Ericsson có các yếu tố sau: hợp pháp, tự nguyện, chỉ dành cho người trưởng thành; đảm bảo rằng những người làm việc tình dục cũng có những quyền như người lao động làm các công việc khác; và phải được xóa dị nghị (destigmatized) và được công nhận là một hình thức đảm trách “một vai trò xã hội có giá trị” thông qua việc “làm giảm sự khốn khổ về tình dục trong xã hội.”
Đây là các nguyên tắc chung, vốn có thể được phân biệt với các thách thức thực tế phải gặp khi tìm cách hiện thực hóa chính các nguyên tắc đó.
Mỗi quốc gia đã hợp pháp hóa mại dâm đều đã triển khai một mô hình khác với các quốc gia còn lại. Cũng có những sự giao thoa giữa các hệ thống, nhưng phần lớn các thử nghiệm hợp pháp hóa mại dâm đều đã diễn ra trong khuôn khổ riêng của mỗi quốc gia.
Việc này để mở các câu hỏi là: chúng ta có thể xác định một nhóm các “quy phạm tiêu chuẩn” (best practices) mang tính chung nhất hay không, và các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống lập quy quản lý mại dâm là các tiêu chuẩn nào.
Một số nhà nghiên cứu khi thảo luận chính sách mại dâm thường chú tâm hoàn toàn vào mong muốn của những người làm công việc tình dục. Những người làm công việc tình dục đúng là yếu tố trọng tâm quyết định thành bại của bất kỳ hệ thống nào, nhưng quan trọng là các cải cách cũng phải tính đến (nhưng không bị quyết định bởi) lợi ích và mong muốn của tất cả các bên có liên quan – người dân địa phương, chủ doanh nghiệp tình dục, người làm công việc tình dục, quan chức có trách nhiệm giữ gìn trật tự, hệ thống an sinh và y tế xã hội.
Qua việc xem xét các mô hình hợp pháp hóa tệ nạn đã trình bày trong chương 4, cũng như phân tích của tôi về các hệ thống mại dâm hợp pháp hiện hành, tôi xin đưa ra các nhóm tiêu chuẩn sau.
Các nhóm tiêu chuẩn này không hẳn là toàn diện, nhưng chúng xử lý được các vấn đề trọng tâm:
Xuất phát điểm là: công việc mại dâm của những cá nhân trưởng thành làm việc có đồng thuận phải được chính thức công nhận là một ngành nghề (work) và những người tham gia ngành nghề này phải được hưởng các quyền lợi và các hình thức bảo vệ như những người tham gia các ngành nghề khác.
Hiện diện công cộng (visibility)
Tôi phải lưu ý rằng điểm này tốt nhất là áo dụng cho các hệ thống hợp pháp hóa mới có, tại những nơi chưa có sẵn các khu vực “đèn đỏ” nhất định. Điểm này kém quan trọng hơn tại những nơi nào mà mại dâm đã tồn tại lâu dài trong một khu vực địa lý nhất định (từ trước cả khi chính thức hợp pháp hóa), ví dụ như khu quận “đèn đỏ” của thành phố Amsterdam, nơi mà thương mại tình dục đã hoàn toàn ăn sâu vào văn hóa địa phương và kinh tế du lịch địa phương ngay từ trước khi được chính thức hợp pháp hóa năm 2000.
Phố đèn đỏ ở Amsterdam – Ảnh: getyourguide.com
Phân chia các khu vực đường phố mại dâm nhất định hiếm khi giải quyết được các vấn đề kèm theo ngay cả khi có các bảo đảm tiện nghi và an toàn, ví dụ như trường hợp các khu Tippelzones ở Hà Lan, phần lớn các khu này bây giờ đã đóng cửa. Mại dâm đường phố ở New Zealand và bang New South Wales (Úc) vẫn được cho phép nhưng bị quản lý bởi luật về tư nhiễu công cộng (public nuisance laws). Tuy nhiên, thị trường đường phố vẫn là vấn đề gây tranh cãi ở cả New Zealand và bang New South Wales, và những người làm công việc tình dục đường phố vẫn phải chịu nhiều rủi ro hơn những người làm công việc tình dục trong nhà.
Tư cách hành nghề (eligibility)
Phố đèn đỏ ở Hong Kong – Ảnh: benlookworld.files.wordpress.com
Các lo ngại khác bao gồm việc các thông tin cá nhân người đăng ký sẽ được sử dụng thế nào, bảo mật dữ liệu cá nhân ra sao, ai có quyền tiếp cận thông tin, và các dữ liệu đó sẽ được xử lý ra sao khi một người không bán dâm nữa. Nói tóm lại, việc bắt đăng ký có tiềm năng làm trầm trọng thêm những dị nghị về mại dâm và sẽ bị phản đối bởi một số lượng lớn những người làm công việc tình dục, những người vốn không có lựa chọn nào khác ngoài việc bán dâm bất hợp pháp và theo đó trở nên mẫn cảm với rủi ro hơn.
Các tội danh liên quan đến mại dâm vốn có từ trước khi mại dâm được hợp pháp hóa thì lại không nên bị dùng để chống lại những người đang kinh doanh trong hệ thống mới (ví dụ, việc từng quản lý một nhà thổ trái phép trong quá khứ không nên bị xem là có liên quan đến việc có nên cho phép quản lý nhà thổ hợp pháp trong hiện tại hay không.)
Trái với hiện trạng ở Hà Lan bây giờ, nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) lẽ ra không nên được đặt lên vai những người xin giấy phép, và họ không nên bị từ chối cấp phép đơn giản vì nhà chức trách nghi ngờ họ có hoạt động bất hợp pháp. Nhà chức trách phải chứng minh được là người xin giấy phép đã phạm tội.
Các tiêu chuẩn cấp phép phải rõ ràng – không nên có những yếu tố mù mờ như “danh tiếng” của người xin giấy phép như tại bang Queensland (Úc).Cơ quan cấp phép không nên có vai trò tư vấn chính sách, cũng như tình trạng tại bang Queensland nơi luật quy định là cơ quan cấp phép kinh doanh tình dục cũng phải tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cách làm giảm số người hành nghề tình dục trong bang.
Chức năng tư vấn chính sách này có vẻ khiến cơ quan cấp phép dè dặt hơn trong việc cấp phép, góp phần giải thích tại sao có quá ít giấy phép kinh doanh tình dục được cấp tại bang Queensland.
Khi các quy định luật pháp quá dàn trải, tốn kém để tuân thủ và thi hành, có tác dụng làm nặng thêm dị nghị, hay bị xem là độc đoán và phân biệt đối xử so với các ngành nghề kinh doanh khác, thì người ta sẽ càng có nhiều cám dỗ “lách luật” và hoạt động trái phép.
Chi phí xin giấy phép và chi phí để tuân thủ quy định pháp luật không nên cao đến mức buộc những người hoạt động phải bỏ khu vực thị trường hợp pháp, như đã xảy ra ở bang Queensland. Các chi phí này chỉ nên ngang ngửa các chi phí tương tự của các ngành nghề kinh doanh khác: không nên có một dạng “thuế” đặc biệt, một dạng “thuế đánh lên tội lỗi”.
Ngược lại, một hệ thống luật pháp đơn giản hóa tối đa lại có thể gây phiền toái. Như trường hợp nước Đức: chính phủ Đức đã nhận xét rằng luật hợp pháp hóa mại dâm năm 2002 của họ chỉ đạt được các mục tiêu lập pháp “theo một mức độ giới hạn” và rằng họ “cần phải có một cách tiếp cận rộng hơn trong việc quản lý mại dâm.”
Cho dù số lượng tội phạm liên quan đến mại dâm đã giảm từ năm 2002, luật Đức không bắt buộc các chủ doanh nghiệp kinh doanh tình dục phải cung cấp điều kiện làm việc ổn thỏa (về vệ sinh và an toàn) trong các cơ sở của họ. Một hệ thống tự do kinh doanh (laissez-faire) có thể gây ra tình trạng thiếu bảo đảm và thiếu quản lý, tước đoạt quyền năng của những người làm công việc tình dục.
Phố đèn đỏ ở Hamburg (Đức) – Ảnh: Getty Images.
Sức khoẻ (health)
Quyền (rights)
An toàn (safety)
Sự trừng phạt nên dành cho những ai dùng bạo lực và cưỡng bức bóc lột người hành nghề – ví dụ như bắt một người phải làm việc trong những giờ nhất định, phải làm ra một số tiền nhất định trước khi được phép nghỉ, hay phải thực hiện một số hành vi tình dục họ không muốn thực hiện, v.v.
Việc này cũng cần phải có một sự thay đổi hệ hình (paradigm shift) thay đổi chính cách nhìn xem những người hành nghề tình dục là biến thái, hay xem mại dâm là một nghành nghề vô đạo đức. Quá trình làm việc này có thể khá dài vì mại dâm đã có một lịch sử lâu dài bị đẩy ra rìa và hứng chịu điều tiếng. Chúng ta có thể sẽ gặp một số sự ì trệ về văn hóa (cultural lag) – tức là khoan dung xã hội và thái độ chấp nhận hình thành chậm hơn hơn các cải cách pháp lý rất nhiều – tuy nhiên, tại những nơi mà mại dâm đã được hợp pháp hóa, quan trọng là các nhà chức trách tập làm quen với việc xem mại dâm như một ngành nghề kinh doanh bình thường.
Tuần hành phản đối hình sự hóa mại dâm ở Mỹ – Ảnh: thenationreport.org
Tái thẩm định chính sách và chế tài thi hành (policy review and enforcement)
Như một ủy ban quản lý của Canada đã nhấn mạnh, “người hành nghề tình dục nên được xem là những chuyên gia trong bất kỳ quyết định nào liên quan đến luật và chính sách ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tình dục”. Ủy ban Thẩm định Luật Mại dâm New Zealand thì bao gồm cả viên chức chính chủ, chủ doanh nghiệp kinh doanh tình dục, và đại diện từ tổ chức Tập thể Người hành nghề mại dâm New Zealand (New Zealand Prostitutes’ Collective).
Bìa sách “Hợp pháp hóa mại dâm: Từ tệ nạn bị cấm đoán trở thành việc kinh doanh hợp pháp” của tác giả Ronald Weitzer – Ảnh: Amazon
Tìm đọc thêm: