Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Một ngày đầu tháng 4 năm 2015, nữ phóng viên Shiori Ito tỉnh dậy và nhận ra mình đang nằm trong một phòng khách sạn ở Tokyo.
Điều gần nhất cô còn nhớ được là cảm giác choáng váng vào tối hôm trước, khi cô đi ăn sushi với ông Noriyuki Yamaguchi, một trong những phóng viên truyền hình nổi tiếng nhất Nhật Bản, trưởng đại diện của Hệ thống Truyền hình Tokyo tại Washington, và cũng là người viết hồi ký cho Thủ tướng Shinzo Abe.
Đó là thời điểm kỳ thực tập của cô tại hãng tin này kết thúc, ông Noriyuki Yamaguchi mời cô đi ăn để bàn về cơ hội tuyển dụng tiếp theo.
Nhưng điều cô Ito nhận được lại không phải là một công việc.
Cô nhận ra mình đã bị cưỡng hiếp. Toàn thân cô đau đớn, nặng nề.
Năm ngày sau, cô đến sở cảnh sát trình báo sự việc.
“Mặc dầu là tôi lo sợ, nhưng tôi không muốn giấu diếm sự thật”, cô viết trên tờ Politico.
“Ngay lúc bắt đầu, các nhân viên cảnh sát cố thuyết phục tôi đừng báo án. Họ nói với tôi rằng sự nghiệp của tôi sẽ bị huỷ hoại, và rằng ‘những chuyện như thế này thường xảy ra nhưng rất khó để điều tra vụ việc’. Chính tôi đã phải thuyết phục họ phải đi lấy đoạn phim ở máy CCTV của khách sạn để xem, rằng lời khai của người lái taxi cho thấy tôi được khiêng vào khách sạn như thế nào. Cuối cùng, cảnh sát cũng đồng ý mở hồ sơ”.
Ito phải lặp đi lặp lại lời khai của mình với nhiều viên cảnh sát khác nhau. Một điều tra viên còn nói rằng, nếu cô không khóc hay hành xử như một nạn nhân thì họ sẽ rất khó tin điều cô nói là thật.
“Trong một lần làm việc, tôi đã phải diễn lại quá trình mình đã bị cưỡng hiếp như thế nào cùng một hình nộm kích cỡ như người thật tại sở cảnh sát Takanawa, và các điều tra viên đã chụp lại ảnh khi đó. Thật là kinh khủng và nhục nhã.
Một người cựu đồng nghiệp của tôi gọi điều đó là việc bị ‘hãm hiếp lần hai’ vì nó bắt buộc nạn nhân phải sống lại giây phút kinh hoàng của đời họ.”
Cho đến nay, Shiori Ito vẫn đang trên hành trình đòi lại công lý cho bản thân, sau khi cô tố cáo trước công chúng vào tháng 5/2017.
Nữ phóng viên Shiori Ito. Ảnh: Sono Aida/Politico.EU
Vụ án của Shiori Ito có thể được xem là một trong những trường hợp hiếm hoi ở Nhật Bản khi nạn nhân của các vụ việc quấy rối tình dục tại nơi làm việc dám lên tiếng. Và Shiori Ito đã trả bằng một cái giá không hề nhỏ cho sự can đảm của mình tại một xứ sở mà phong trào #MeToo không có chỗ đứng.
Shiori kể, “phản ứng tiêu cực từ xã hội thật dữ dội đối với tôi. Tôi bị biến thành kẻ ác trên các mạng xã hội và nhận các tin nhắn và email có nội dung thù địch, và cả các cuộc gọi từ những số lạ. Tôi bị gọi là ‘con đàn bà dâm đãng’ và là ‘con đĩ’, thậm chí có người còn muốn tôi phải ‘chết đi’.”
“Người ta còn đưa ra những tranh luận về căn tính quốc gia của tôi, vì một người phụ nữ Nhật Bản chân chính thì sẽ không bao giờ nói về những điều ‘đáng xấu hổ’ như thế. Các câu chuyện bịa đặt về cuộc sống cá nhân của tôi thi nhau xuất hiện trên các mạng xã hội với hình ảnh tôi chụp cùng người nhà.
Tôi còn nhận được tin nhắn từ những phụ nữ khác, chỉ trích tôi đã không biết tự bảo vệ mình.
Các hãng truyền thông truyền thống bàn luận về cách ăn mặc của tôi. Trên mạng xã hội, người ta cho rằng việc tôi mặc áo mà không cài các nút ở hàng trên đã làm giảm mức độ tin cậy của tôi và giải thích vì sao tôi lại bị cưỡng hiếp.
Một phóng viên còn khuyên tôi nên mặc một bộ đồ vét đến tham gia họp báo, nhưng tôi đã từ chối. Tôi đã quá mệt mỏi với việc luôn bị người khác chỉ bảo một nạn nhân thì nên hành xử như thế nào.”
Trong một xã hội phụ hệ, nơi mà người phụ nữ luôn bị đổ lỗi, rất nhiều nạn nhân cố quên đi mình đã bị tấn công và quấy rối. Họ không tìm kiếm sự bảo vệ từ luật pháp. Đó là nhận xét của Mari Miura, giáo sư Khoa học Chính trị tại trường Đại học Sophia ở Tokyo, khi trao đổi với tờ tin tức News.com.au của Úc.
Theo bà Miura, phụ nữ bị xâm hại và quấy rối tình dục không muốn lên tiếng vì họ sẽ khó có được sự cảm thông từ xã hội, và từ ngay chính các phụ nữ khác. Vụ việc của Shiori Ito là một ví dụ rất rõ về điều này.
Ngoài tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân, cũng có nhiều lý do cho nỗi sợ hãi và không dám lên tiếng của các nạn nhân trong các vụ quấy rối và tấn công tình dục nói chung, và tại nơi làm việc nói riêng.
Tại Việt Nam, trích dẫn báo cáo năm 2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), tổ chức CARE Quốc tế trụ sở tại Hà Nội cho biết, các nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc đa số vẫn là phụ nữ và những người này phải làm việc trực tiếp dưới quyền kẻ quấy rối họ.
Tuy Bộ Luật Lao động hiện hành có quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc tại Điều 8, Khoản 2, Điểm c; Điều 37, Khoản 1, và Điều 183, Khoản 1, nhưng chưa có định nghĩa pháp lý rõ ràng, giải thích cụ thể về các hành vi cấu thành. Bộ Luật Lao động 2017 được kỳ vọng sẽ đưa ra được các định nghĩa pháp lý liên quan đến hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc, nhưng cho đến nay, bộ luật mới vẫn chưa được thông qua.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục như sau: “Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu. Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi) diễn ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích khác của người lao động để đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục nhận. |
Các hành vi được ILO định nghĩa là quấy rối tình dục. Ảnh: Chụp màn hình Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục nơi làm việc do Bộ LĐTBXH và ILO công bố năm 2015.
CARE Quốc tế kết luận, trong hoàn cảnh không có điều khoản cụ thể nào trong Bộ Luật Lao động hiện hành về định nghĩa hành vi quấy rối, thiếu cơ chế bảo vệ nạn nhân, cộng với việc xấu hổ và lo sợ mất việc nên các nạn nhân ở Việt Nam thường chọn giữ im lặng.
“Các chuẩn mực giới và thái độ bảo thủ truyền thống cũng là nhân tố khiến chủ đề quấy rối tình dục bị lờ đi trong không gian công sở. Nạn nhân tự đổ lỗi cho bản thân và cảm thấy chính hành vi của họ mới là nguyên do khiến họ trở thành mục tiêu của quấy rối tình dục. Nỗi lo sợ bị miệt thị còn là nhân tố ngăn chặn thảo luận về quấy rối tình dục.
Theo Bộ LĐTBXH, nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc chịu các tác động tiêu cực cả trực tiếp và gián tiếp, bao gồm: suy giảm sức khỏe cơ thể, căng thẳng cảm xúc và trong một số trường hợp còn bị khủng hoảng tâm lý, giảm khả năng lao động vì năng suất kém và không còn mong muốn đến chỗ làm cũng như khó khăn trong tiến triển sự nghiệp.”
Trong một khảo sát vào đầu năm 2015 tại Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization, hay được gọi tắt là ILO) hợp tác cùng Navigos Search l, có “17% số người được hỏi trong nhóm ứng viên nhân sự cấp trung cho biết chính họ hoặc người quen đã từng ‘bị cấp trên đưa ra những đề nghị liên quan đến tình dục để đổi lấy các lợi ích công việc’”.
Cũng theo ILO, một nghiên cứu do Bộ LĐTBXH thực hiện với sự hỗ trợ của ILO trong năm 2012 cũng cho thấy, “phần lớn các nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc là lao động nữ tuổi từ 18 đến 30. Tuy nhiên, các yếu tố văn hóa và nỗi sợ bị mất việc khiến nhiều nạn nhân không trình báo sự việc.”
Bộ LĐTBXH vào tháng 5/2015 đã công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam, và ILO đã kỳ vọng rằng Bộ Quy tắc ứng xử này sẽ được nhà nước và các doanh nghiệp phổ biến rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này.
Năm 2014, Plan International tổ chức một cuộc khảo sát với 3.000 học sinh phổ thông tại Hà Nội với 11% người trả lời cho biết họ đã bị xâm hại tình dục (sexual abuse) và 80% người trả lời cho biết họ từng là nạn nhân của bạo hành liên quan đến giới tính tại trường học (school-related gender-based violence).
Tài liệu tham khảo: