Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Ngày 4/7 vừa qua, Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) đã ra nghị quyết khẳng định sẽ không thông qua Hiệp định Toàn diện với Azerbaijan nếu nước này không cải thiện và thoả mãn hàng loạt các điều kiện về nhân quyền, dân chủ, và chống tham nhũng.
Azerbaijan là một nước thuộc Liên Xô (cũ) nhưng tuyên bố độc lập từ tháng 8/1991, tức bốn tháng trước khi Liên Xô chính thức tan rã. Đất nước dồi dào dầu mỏ này nằm ở khu vực Tây Á, phía Bắc giáp Nga, phía Nam giáp Iran, phía Tây là con đường thông sang Châu Âu giàu có. Diện tích của nó chỉ bằng 1/4 Việt Nam, còn dân số chỉ xấp xỉ 10 triệu người, bằng khoảng 1/10 Việt Nam. Tuy vậy, thu nhập đầu người của họ gấp đôi Việt Nam, đạt khoảng 5 nghìn USD/người/năm.
Vấn đề khúc mắc lớn của EU với Azerbaijan là tình trạng nhân quyền tồi tệ của họ. Tổ chức nhân quyền Freedom House của Mỹ đánh giá nước này còn tệ hơn Việt Nam, với số điểm 12/100, trong khi Việt Nam được tới 20/100 điểm.
Bộ máy cai trị của Azerbaijan mang dáng hình của một chế độ gia đình trị, với hai cha con nhà Aliyev thay nhau nắm quyền tổng thống liên tục từ năm 1993 đến nay. Trước đó, Aliyev cha đã có hơn hai thập kỷ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước Azerbaijan cộng sản và leo lên đến cả Bộ Chính trị của Liên Xô. Bản thân đương kim tổng thống Ilham Aliyev mới trúng cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 4 vừa qua. Vợ ông, bà Mehriban Aliyeva được ông bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng thống thứ nhất, tức là người thừa kế chức tổng thống nếu chẳng may ông qua đời.
EU hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Azerbaijan, chiếm tỉ trọng lên tới gần 50% kim ngạch thương mại, đồng thời cũng là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước này. Hai bên đã có hiệp định hợp tác và đối tác ký năm 1996 nhưng quyết định đàm phán một hiệp định mới từ tháng 2/2017 để tăng cường quan hệ song phương.
Để ngồi được vào bàn đàm phán, Azerbaijan đã phải trả tự do cho 17 tù nhân chính trị, tuy nhiên tiếp tục cầm tù hàng chục nhà hoạt động khác. Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết gần đây chính quyền độc tài của nước này lại tiếp tục bắt giữ thêm hàng loạt nhà hoạt động ngay khi đang đàm phán với EU.
Vị trí địa lý của Liên minh Châu Âu và Azerbaijan. Ảnh: Quora.
Với số phiếu áp đảo (564 phiếu thuận, 69 phiếu chống, 47 nghị sĩ không bỏ phiếu), Nghị viện EU khuyến nghị các cơ quan hành pháp của EU chỉ ký kết hiệp định mới khi tất cả tù nhân chính trị nước này được trả tự do, bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, và bloggers. Đồng thời, Azerbaijan cũng phải có những bước đi thích hợp để đảm bảo các giá trị nhân quyền cốt lõi theo tiêu chuẩn của EU: dân chủ, pháp quyền, quản trị tốt, nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Nghị viện cũng yêu cầu các quan chức đàm phán phải hỗ trợ Azerbaijan xây dựng các thiết chế dân chủ, gồm có tư pháp độc lập, báo chí độc lập, xã hội dân sự và các khuôn khổ pháp lý có liên quan. Hiệp định được ký kết phải bao gồm các điều kiện sửa đổi hệ thống pháp luật theo hướng dỡ bỏ các quy định vi phạm nhân quyền, tăng cường chống tham nhũng và chống rửa tiền.
Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh tình trạng vi phạm tự do báo chí nghiêm trọng ở Azerbaijan, vốn chỉ xếp thứ 163/180 nước trong bảng xếp hạng của tổ chức Reporters Without Borders, tức là chỉ hơn Việt Nam 12 bậc. Các nhà lập pháp EU đưa ra yêu cầu rất cụ thể là cần bỏ chặn truy cập đối với một số báo điện tử độc lập lẫn báo nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà đàm phán EU phải tham vấn giới hoạt động xã hội dân sự Azerbaijan trong suốt quá trình đàm phán.
Bình luận về nghị quyết này, ông Philippe Dam, Giám đốc Vận động khu vực Châu Âu và Trung Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho rằng, “nghị quyết này quan trọng vì Nghị viện Châu Âu, với tư cách là cơ quan lập pháp của EU, giữ thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định quốc tế trước khi chúng có thể có hiệu lực. Và lần này, các nhà lập pháp châu Âu đã thể hiện cực kỳ rõ ràng là họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thoả thuận nào với Azerbaijan nếu những giá trị và quyền căn bản không được tôn trọng và các nhà hoạt động vẫn bị truy bức”.
Động thái này của Nghị viện EU có thể là lời cảnh báo cho Việt Nam, vốn đã kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU nhưng hiệp định vẫn chưa được Nghị viện EU thông qua. Trong khi đó, vụ nghi án Trịnh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt cóc ở Đức vào tháng 7/2017 đang khiến quan hệ hai bên xấu đến mức Đức tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam từ cuối tháng 9 năm ngoái.