Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Phát biểu tại một phiên điều trần tại Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) ngày 10/10, Đại sứ Vũ Anh Quang đã tuyên bố, như nhiều nước khác, trong đó có các nước thành viên EU, thành tích nhân quyền của Việt Nam là không hoàn hảo.
Ông Quang cho biết, “Việt Nam không nằm trong danh sách các nước bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đánh giá là thường xuyên vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và có hệ thống” và “Hội đồng Nhân quyền LHQ chưa bao giờ đưa ra một nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.
Phiên điều trần trên diễn ra tại Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện EU (INTA), thảo luận về Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam. Ông Vũ Anh Quang là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU.
Trong thực tế, Hội đồng Nhân quyền LHQ chỉ đưa ra nghị quyết về vi phạm nhân quyền đối với các vấn đề hết sức trầm trọng và xảy ra trên diện rộng, ví dụ như vấn đề diệt chủng người Rohingya tại Miến Điện trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, ông Quang còn cho rằng “Việt Nam cũng không thuộc nhóm các nước cần sự trợ giúp kỹ thuật đặc biệt từ LHQ, và các nghị viên Quốc hội EU nên nhìn cả hai mặt của vấn đề khi lên tiếng về tình hình nhân quyền của Việt Nam”.
Lời phát biểu của Đại sứ Quang nhằm để đáp trả những chất vấn về thành tích nhân quyền của Việt Nam từ các đại diện của Quốc hội EU, trong đó có Ủy ban Nhân quyền (DROI), là nhóm lên tiếng mạnh mẽ nhất xuyên suốt phiên điều trần vừa qua.
Tuy vậy, Đại sứ Quang lại không nhắc đến việc vào tháng 4/2018, đã có bốn chuyên gia nhân quyền của LHQ yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt đàn áp các tiếng nói đối lập, các nhà hoạt động và đồng thời phải đảm bảo quyền tự do biểu đạt của người dân.
Trong khi đó, việc các chuyên gia LHQ phải lên tiếng về tình hình nhân quyền của Việt Nam vào đầu năm nay đã được bà Phó Chủ tịch Ủy ban DROI, Barbara Lochbihler, nhắc đến ngay tại lúc mở đầu của phần chất vấn.
Bà Lochbihler còn quan ngại sâu sắc về các mối hiểm họa cho người dân địa phương, khi các công trình đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội khác.
Trong đó, bà đã đặc biệt nêu tên thảm họa môi trường Formosa năm 2016 tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đã gây tổn thất nặng nề cho các ngư dân tại đây. Ngoài ra, các mối quan ngại về quyền của người lao động, các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ cũng được nêu ra.
Trước phần phát biểu của đại sứ Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã khéo léo từ chối trả lời chi tiết về vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong cùng phiên họp. Ông cho biết, “nhiệm vụ của ông là thương thảo về thương mại, nên nhân quyền là một vấn đề nằm ngoài chuyên môn và cần một chuyên gia khác lên tiếng”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu tại phiên điều trần. Ảnh: Chụp màn hình.
Phát biểu tại phiên điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ “tình hình nhân quyền ở Việt Nam là tồi tệ và ngày càng tệ hơn trong vài năm qua”. Ông cũng yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Đại sứ Quang đã kết thúc phần phát biểu của mình bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế Kiểm điểm Phổ quát Định Kỳ (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ông Quang cho rằng việc Việt Nam đã chấp thuận hơn 80% các khuyến nghị từ các nước trong hai phiên kiểm điểm trước, là bằng chứng cho thấy thiện chí và nỗ lực của nhà nước trong vấn đề cải thiện tình hình nhân quyền. Vì theo ông, các nước đang phát triển như Việt Nam thường chỉ chấp thuận khoảng 60-65% các khuyến nghị hoặc thấp hơn.
Ông Quang cũng khuyến khích các quốc gia thành viên EU hãy tham gia tích cực vào việc đánh giá Việt Nam tại phiên kiểm điểm lần thứ ba vào tháng 1/2019 sắp tới.
Tuy nhiên, thành tích nhân quyền của Việt Nam vừa có thêm một điểm trừ rất lớn với Luật An ninh mạng vừa được thông qua vào tháng 6/2018.
Tại lần kiểm điểm UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận một số khuyến nghị về cải thiện quyền tự do biểu đạt của người dân trên mạng Internet, từ các nước EU như Bỉ, Pháp và Hà Lan. Thế nhưng, những quy định khắt khe trong Luật An ninh mạng về kiểm soát thông tin, dữ liệu người dùng, cũng như việc yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ phải hợp tác với chính phủ đã khiến cho các khuyến nghị nói trên trở thành vô nghĩa.
Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được chính Uỷ ban Thương mại INTA đánh giá là một nỗ lực đàm phán về kinh tế mang nhiều tham vọng nhất mà EU từng thương thảo với một nước đang phát triển như Việt Nam.
Vào tháng 7/2018, văn phòng Ủy ban Thương mại INTA đã xác nhận với Luật Khoa tạp chí là các bên đã hoàn tất thủ tục kiểm điểm về mặt pháp lý (legal review), cũng như đã đồng ý với nội dung cuối cùng của bản thảo EVFTA (final text) để có thể chuyển ngữ sang tất cả các ngôn ngữ chính thức của EU.
Tại phiên điều trần ngày 10/10/2018 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Thương mại INTA, Bernd Lange, đã bày tỏ hy vọng EVFTA có thể được mang ra trình Quốc hội EU để phê chuẩn vào kỳ họp sắp tới.