Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Đối với các nhà độc tài và tội phạm tham nhũng trên thế giới, Châu Âu có vẻ là một điểm náu an toàn và yên bình hơn hẳn so với Mỹ. Nhưng điều đó có thể sẽ sớm chấm dứt.
Một đạo luật Magnitsky đang được Liên minh Châu Âu cân nhắc, mang lại khả năng trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng khắp nơi trên thế giới.
Đạo luật Magnitsky là một đạo luật có khởi nguồn từ Hoa Kỳ. Luật khoa đã có dịp giới thiệu khá chi tiết về Đạo luật này qua bài viết ở đây. Tuy nhiên, để khái quát hóa và giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn, người viết xin được tóm tắt vài nét sơ lược như sau.
Kể từ ngày 23/12/2016, bất kỳ cá nhân vi phạm nhân quyền nghiên trọng nào trên thế giới sẽ phải đối mặt khả năng với việc Hoa Kỳ không cấp visa nhập cảnh, hủy bỏ visa đã cấp, đóng băng tài sản hay không phép chuyển nhượng tài sản của những cá nhân nói trên ở lãnh thổ Hoa Kỳ.
Trước tháng 12/2016, biện pháp chế tài đơn phương này áp dụng riêng cho công dân và quan chức Nga. Nguồn cơn là việc Sergei Magnitsky – một luật sư Nga sinh năm 1972 – bị chính quyền Putin bắt và tống giam không qua xét xử gần một năm trời từ tháng 11 năm 2008, trong lúc anh vừa phát hiện được một vụ đại án tham nhũng và lừa đảo thuế liên quan đến các cảnh sát Nga và nhiều quan chức lãnh đạo của chính phủ. Ông không được điều trị bệnh trong tù, phải chịu tra tấn và cuối cùng bị bỏ mặc đến chết vào năm 2009, chỉ sau hơn một năm giam giữ.
Cho đến hiện nay, Hoa Kỳ đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với công dân của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, tổng thống Mỹ được quyền áp đặt chế tài đối với công dân nước ngoài khi có đủ chứng cứ từ các ủy ban đặc biệt của Nghị viện hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của những người đó.
Tính đến năm 2017, có khoảng 52 cá nhân đã bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt bằng việc đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong đó, có nhiều tay to mặt lớn như con gái trưởng của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov, con trai của Trưởng Công tố quốc gia Nga Yury Chaika, một vị tướng thuộc quân đội Burma và nhiều người khác. Vẫn chưa có người Việt Nam nào trong danh sách này.
Sau khi công bố danh sách, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định: “Chúng ta cần phải cam kết bằng hành động, và thông báo trừng phạt ngày hôm nay là một minh chứng không thể rõ ràng hơn cho những cam kết của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục theo đuổi những hệ quả hữu hình, đáng kể cho những ai đang vi phạm nghiêm trọng quyền con người trên thế giới và tham gia vào các hoạt động tham nhũng”.
Hành động mạnh mẽ của Hoa Kỳ là những lời cảnh báo rõ ràng cho những cá nhân đang tích cực tham gia vào các hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng vẫn chưa lộ diện trước công chúng.
Trịnh Xuân Thanh khi còn nương náu, chờ xin tị nạn ở Đức, năm 2017. Ảnh: Viet Info.
Song một cánh chim không thể làm nên mùa xuân. Người Nga vô cùng nóng giận trước việc Hoa Kỳ áp dụng luật Magnitsky, thể hiện rõ nhất trong một đạo luật phản pháo khá vô vọng nhưng thể hiện được sự tức giận này – cấm công dân Mỹ nhận nuôi con gốc Nga. Nhưng điều này không có nghĩa là đại đa số các nhóm người Nga giàu có và uy quyền đều muốn sinh sống tại Hoa Kỳ.
Vậy nên hãy tưởng tượng nước Nga sẽ lo lắng đến thế nào nếu Liên minh Châu Âu (EU) cũng quyết định sử dụng một đạo luật tương tự để trừng phạt các cá nhân vi phạm nhân quyền tại Nga (cũng như những quốc gia khác). Đối với người Nga, 28 nước thành viên EU gần hơn về mặt địa lý, có tầm ảnh hưởng kinh tế đối với Nga lớn hơn Hoa Kỳ. Từ thời trang, hệ thống giáo dục và các trường học tư, mô hình pháp luật tương đồng và xã hội tự do theo định hướng Châu Âu, tất cả luôn hết sức hấp dẫn với những người Nga giàu có.
Một danh sách Magnitsky phiên bản Châu Âu, do đó, sẽ là một chỉ dấu mạnh mẽ của cộng đồng này phản đối các vi phạm nhân quyền tại Nga nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nó cũng thể hiện sự đoàn kết của công dân Châu Âu với gia đình Magnitsky và là một xác nhận quan trọng của các giá trị cấp tiến Châu Âu.
Một trong những điểm khó của một đạo luật Magnitsky Châu Âu là Nga vẫn đang khá thành công với chiến dịch “chia để trị” (divide-and-rule), hạn chế tác động của các chính sách mà EU nhắm vào cho Nga. Vào năm 2014, khi mà Nghị viện Châu Âu lần đầu tiên ra lời kêu gọi lập danh sách Magnitsky, các quốc gia thành viên EU tỏ ra không mặn mà lắm.
Tuy nhiên, sau bốn năm, tình hình có vẻ đã thay đổi. Bốn nước Estonia, Lithuania, Latvia, và Anh đã thông qua đạo luật Magnitsky của riêng mình. Ngày 28/11 vừa qua, cả Pháp và Đức cùng với Hà Lan ủng hộ một đạo luật Magnitsky phiên bản Châu Âu, nghĩa là luật chung cho toàn bộ 28 nước thành viên EU.
Định hướng của đạo luật, tuy nhiên, lại không thật sự rõ ràng. Từ trước đến nay EU luôn có truyền thống trừng phạt quốc gia hơn là trừng phạt cá nhân (với ngoại lệ đối với danh sách khủng bố của Liên Hiệp Quốc). Song nhiều người kỳ vọng rằng cách tiếp cận của Magnitsky Hoa Kỳ sẽ được EU học tập và áp dụng. Bằng cách đó, các chính trị gia, kẻ buôn vũ khí, đảng viên các đảng phái độc tài, quan chức quân sự hay bác sĩ tham gia vào những hoạt động mua bán nội tạng người đều luôn có khả năng bị đưa vào danh sách đen của cả Hoa Kỳ và EU; và Hoa Kỳ hay EU cũng không phải chịu áp lực ngoại giao nào quá đáng kể.
—
Từ khoá:
đạo luật: act, law, code
Liên minh Châu Âu: European Union
Nghị viện Châu Âu: European Parliament
hành vi vi phạm nhân quyền: human rights violation(s), human rights abuse(s)
tham nhũng: corruption
trừng phạt: sanction