Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày 22/1, đại diện chính phủ Cộng hoà Séc đề nghị chính phủ Việt Nam “tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ, đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử và tham gia các vấn đề công”.
Đề nghị trên được đưa ra trong phiên điều trần định kỳ về nhân quyền của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Tại phiên điều trần này, đại diện các nước lần lượt chất vấn và đưa ra khuyến nghị về nhân quyền cho Việt Nam. Cơ chế này được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review), một trong những cơ chế nhân quyền quan trọng của Liên Hiệp Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên CH Séc khuyến nghị chính phủ Việt Nam như vậy. Trong phiên điều trần lần trước vào tháng 2/2014, họ cũng trực tiếp đề cập đến việc “tăng cường quyền tham chính một cách bình đẳng cho công dân, bao gồm cả việc từng bước tiến tới một nền dân chủ đa đảng”.
Cũng như lần trước, chính phủ Việt Nam không có phản hồi gì với đề nghị này của CH Séc. Tại Việt Nam, phát biểu đòi đa nguyên, đa đảng có thể dẫn đến án tử hình hoặc những án tù lâu năm.
CH Séc, trước năm 1993 cùng với Slovakia là một nước gọi là Tiệp Khắc (Czechoslovakia), từng là một nước cộng sản nằm trong khối Đông Âu cũ và là một đồng minh chính trị của Việt Nam trong những năm 1950 đến cuối những năm 1980. Cuộc Cách mạng Nhung năm 1989 đã đưa đất nước này thoát khỏi chế độ độc tài và phát triển thành một nền dân chủ tự do thành công bậc nhất trong số các nước Đông Âu cũ.
“Đa nguyên chính trị” được hiểu là một trạng thái xã hội nơi quyền lực được phân phối cho những nhóm có lợi ích kinh tế và ý thức hệ khác nhau thay vì tập trung vào tay một hoặc một nhóm người.
—
Từ khoá:
đa nguyên chính trị: political plurality, pluralism
dân chủ: democracy (n), democratic (adj)
dân chủ đa đảng: multi-party democracy
chế độ cộng sản: communist regime
tham chính (tham gia chính trị): political participation (n), to participate in politics (v)
quyền bầu cử: the right to vote
quyền ứng cử: the right to run for public office
nhân quyền: human rights
khuyến nghị: recommendation (n), to recommend (v)