Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Vị Tổng thống lâm thời tự phong của Venezuela, Juan Guaidó, là Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo của đảng Dân Ý tại cơ quan lập pháp này.
Đảng Dân Ý (tiếng Anh: Popular Will, tiếng Tây Ban Nha: Voluntad Popular) là một đảng dân chủ xã hội được thành lập năm 2009. Một trong những thành viên sáng lập là cựu thị trưởng thành phố Chacao, Leopoldo López, một trong những chính trị gia đối lập nổi tiếng nhất hiện đang bị chính quyền Maduro quản thúc tại gia.
Kể từ tháng 1 năm nay, học trò ưu tú của López là Juan Gerardo Guaidó Márquez trở thành nhà lãnh đạo của đảng này. Juan Guaidó là người vừa tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời của Venezuela. Tuyên bố trên được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước châu Mỹ Latin công nhận.
Theo Wikipedia, đảng Dân Ý là một đảng dân chủ xã hội, hiện đang nắm giữ 14 trong tổng số 167 ghế trong Quốc hội Venezuela và thuộc về một liên minh nắm giữ thế đa số tuyệt đối ở cơ quan lập pháp này.
Liên minh này được gọi là Bàn tròn Thống nhất Dân chủ (Democratic Unity Roundtable), ra đời năm 2009, gồm 20 đảng đối lập, trong đó bốn đảng lớn nhất là đảng Kỷ nguyên Mới (Un Nuevo Tiempo), đảng Công lý Trước tiên (Primero Justicia), đảng Hành động Dân chủ (Acción Democática), và đảng Dân Ý.
Liên minh Bàn tròn nắm quyền kiểm soát Quốc hội lần đầu tiên vào tháng 1/2016, sau khi giành được 112 ghế trong tổng số 167 ghế.
Đảng Dân Ý cũng là một thành viên của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International), một hiệp hội của 145 đảng dân chủ xã hội, xã hội chủ nghĩa và lao động trên thế giới. Đây là một liên minh quốc tế cổ xuý cho một xã hội tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đồng thời coi các phúc lợi và dịch vụ an sinh xã hội là một phần của nhân quyền. Liên minh này ủng hộ toàn cầu hoá, hoà bình thế giới và những nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề môi trường.
Leopoldo López, một người đồng sáng lập và là lãnh tụ của đảng Dân Ý, năm 2012. Ảnh: Panoramas – University of Pittsburgh.
Nguồn gốcĐảng Dân Ý bắt nguồn từ tổ chức Mạng lưới Nhân dân (Popular Networks), hình thành vào năm 2004 như một phương tiện để thúc đẩy các hoạt động xã hội vì dân chủ.
Ngày 5/12/2009, López cùng với các nhà lãnh đạo của một số đảng chính trị khác thuộc liên minh Bàn tròn đã chính thức tuyên bố thành lập Phong trào Dân Ý (Movimiento Voluntad Popular) tại một diễn đàn ở Valencia, Carabobo.
Tuy nhiên, ngày 1/2/2010, Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đã từ chối cho phép Phong trào Dân Ý hoạt động, viện cớ là vì sự giống nhau giữa tên gọi của phong trào này với phong trào Movimiento Base Popular, một đảng chính trị khu vực ở Apure.
Tuy nhiên, sau đó, ba đảng thành viên của Phong trào Dân Ý đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Quốc hội, hai trong số họ nhận được sự trợ giúp từ liên minh Bàn tròn Thống nhất Dân chủ.
Ngày 14/1/2011, trong một động thái mới, Hội đồng Bầu cử Quốc gia chính thức chấp nhận Dân Ý như một đảng chính trị hợp pháp.
Đảng Dân Ý sau đó trở nên nổi tiếng khi đóng vai trò trung tâm trong việc kêu gọi các cuộc biểu tình chống độc tài, phản đối các hành vi tra tấn và vi phạm nhân quyền khác của chính phủ Nicolás Maduro diễn ra ở Venezuela từ năm 2014 đến nay.
Một cuộc biểu tình do đảng Dân Ý tổ chức năm 2018. Ảnh: El Venezolano.
Một đảng cánh tảĐảng Dân Ý ra đời nhằm phản ứng với các hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền con người của chính phủ của Tổng thống Hugo Chávez và người kế nhiệm ông, Nicolás Maduro.
Đảng Dân Ý cổ xuý cho một sự chuyển giao quyền lực ôn hoà và hợp hiến, kêu gọi người dân Venezuela duy trì áp lực lên chính phủ độc tài hiện tại, nói rằng sức mạnh của đường phố phải được phát huy để buộc chính phủ phải tuân thủ hiến pháp.
Đảng Dân Ý cũng tuyên bố mình là một phong trào đa nguyên và dân chủ, cam kết mạnh mẽ với các giá trị cấp tiến, nhằm hiện thực hóa các quyền xã hội, kinh tế, chính trị và nhân quyền của mỗi người dân Venezuela.
Tư tưởng trụ cột của đảng này là cấp tiến, dân chủ và hành động xã hội. Đảng Dân Ý từ khi ra đời luôn bị chính quyền Maduro mô tả là phe cánh hữu, thậm chí là “phát xít”. Nhưng các nhà lãnh đạo Dân Ý khẳng định họ là một đảng trung lập hoặc trung tả, với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và cấp tiến.
Dân Ý ủng hộ quyền của nhóm người đồng tính (LGBT). Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015, hai thành viên LGBT đầu tiên của cơ quan lập pháp Venezuela đã trở thành các nghị sỹ tại đây.
Lãnh đạo đối lập Juan Guaido trong một cuộc tập trung người ủng hộ tại Đông Caracas hôm 23/1. (Ảnh: AP)
Ủng hộ kinh tế thị trường và chính phủ hạn chếĐảng Dân Ý, với khẩu hiệu “Những người Venezuela Tuyệt Vời Nhất” (La Mejor Venezuela), kêu gọi một chính phủ công khai, minh bạch và trừng phạt các quan chức lạm quyền.
Dân Ý ủng hộ toàn cầu hóa và kêu gọi một xã hội dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, khuynh hướng tình dục hay quan điểm chính trị.
Đảng này chủ trương biến Venezuela thành nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Họ không tìm cách quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ nhưng nói rằng thu nhập từ dầu mỏ nên được sử dụng để hình thành một quỹ Đoàn kết, giúp xoá đói giảm nghèo và tài trợ cho một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, cũng như đa dạng hóa các lĩnh vực phi dầu mỏ của nền kinh tế quốc gia.
Đảng Dân Ý ủng hộ nền kinh tế thị trường và phản đối chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Dân Ý nói thêm rằng họ không ủng hộ một nhà nước bá quyền kiểm soát mọi thứ và quyết định mọi thứ. Thay vào đó, vai trò của chính phủ là thúc đẩy sự phát triển khả năng của con người, giúp mọi người phát triển như những công dân tự do, củng cố sự đoàn kết xã hội, tôn trọng hiến pháp.
Đảng này cũng mô tả chính sách đối ngoại của mình là chính sách của win-win (các bên cùng thắng), mục tiêu là giải quyết các vấn đề của đất nước và thúc đẩy hòa bình, phúc lợi và tiến bộ.
Dân Ý cũng bày tỏ niềm tin vào một thế giới đa cực, trong đó Venezuela sẽ đóng vai trò là quốc gia cổ xuý cho các giá trị dân chủ và nhân quyền.