Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Gần đây, báo chí đang dấy lên nghi ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bị luận tội và phế truất. Thậm chí, ông có thể phải chịu án tù nếu các công tố viên tìm được bằng chứng kết luận ông vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Khả năng chịu án tù thậm chí có thể cao hơn nếu công tố viên đặc biệt Robert Mueller truy ra được bằng chứng cho thấy ông Trump thông đồng với Nga nhằm thao túng kết quả bầu cử tổng thống năm 2016.
Nếu có bị luận tội, ông Trump cũng không phải tổng thống Mỹ đầu tiên vướng vào vòng lao lý.
Lịch sử Mỹ từng chứng kiến hai tổng thống bị luận tội ở Hạ viện và đứng trước nguy cơ bị phế truất: Tổng thống Andrew Johnson bị luận tội năm 1868, và gần đây nhất, năm 1998, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng bị luận tội do khai man trước toà về bê bối tình ái với cô thực tập sinh Monica Lewinsky ở Nhà Trắng.
Cả hai Tổng thống nói trên tuy bị đưa ra luận tội nhưng không bị phế truất do cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ không đủ 2/3 số phiếu để tước quyền Tổng thống.
Tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ từ chức trước khi hết nhiệm kỳ là Richard Nixon. Ông tuyên bố từ chức khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện bỏ phiếu luận tội với sự đồng ý từ cả những thành viên đảng Cộng hòa của mình.
Về phần mình, Tổng thống Donald Trump thừa nhận việc ông có thể bị luận tội khi mà Đảng Dân chủ đã lấy lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra tháng 11 vừa qua.
Nguy cơ đó ngày càng cao hơn khi một thẩm phán liên bang ở thành phố New York ngày 12/12 vừa qua đã tuyên án ba năm tù đối với Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Tổng thống Trump. Ông Cohen bị tuyên nhiều tội danh bao gồm vi phạm các quy định tài chính trong chiến dịch tranh cử, trốn thuế và khai man trước Quốc hội.
Nhận tội trước tòa án Manhattan ở New York, vị luật sư này khẳng định với thẩm phán William Pauley rằng ông đã cố gắng che đậy cho Tổng thống Trump vì lòng “trung thành mù quáng” với ông chủ Nhà Trắng. Cohen nói ông Trump, khi đó còn là ứng cử viên của đảng Cộng hòa, đã yêu cầu ông trả khoản tiền 130 nghìn đô-la cho diễn viên phim sex Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal nhằm bưng bít quan hệ giữa ông Trump và hai người phụ nữ này.
Phát biểu với hãng tin CNN, Hạ nghị sỹ Dân chủ Jerrold Nadler khẳng định nếu các giao dịch nêu trên bị chứng minh là vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử thì đây sẽ là căn cứ cho việc luận tội Tổng thống.
Theo luật pháp Mỹ, các khoản đóng góp cho chiến dịch vận động tranh cử cần phải được công khai. Trong mỗi cuộc bầu cử liên bang, mỗi cá nhân được đóng góp tối đa 2.700 USD cho một ứng cử viên.
Hiện nay, các luật sư và chuyên gia pháp luật vẫn đang chia rẽ về việc liệu một tổng thống đương nhiệm có thể bị truy tố và buộc tội hay không, và liệu hành vi vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử có đủ để dẫn đến việc luận tội hay không.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul cảnh báo về việc hình sự hóa “quá mức” các vi phạm luật tài chính. Phát biểu trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC, ông nói: “Những sai lầm trong việc công khai tài chính nên bị trừng phạt bằng cách nộp tiền phạt chứ không phải là án tù”.
Các nghị sỹ đảng Dân chủ đưa ra khả năng Tổng thống Trump có thể bị giam giữ khi ông kết thúc nhiệm kỳ tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, điều này không đồng nghĩa với việc họ cố gắng luận tội ông, ít nhất là trong thời điểm hiện nay.
Có một số lý do khiến đảng Dân chủ chưa thể luận tội Tổng thống Trump vào lúc này.
Thứ nhất, chiến thuật này có thể bị phản tác dụng.
Các thành viên đảng Dân chủ có lẽ vẫn còn nhớ tác động ngược mà đảng Cộng hòa đã phải gánh chịu khi đưa Tổng thống Bill Clinton ra luận tội trước Quốc hội. Đảng Cộng hòa khi đó đã có những động thái bị xem là “thái quá” và điều này đã giúp gia tăng tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Clinton, khiến đảng Dân chủ của Tổng thống Bill Clinton giành được quyền kiểm soát ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1998.
Đảng Cộng hòa hiện giờ cũng nhận thấy việc luận tội Tổng thống Trump có thể gây bất lợi với phe Dân chủ. Lãnh đạo của đảng Cộng hòa ở Thượng viện, Mitch McConnell, cho rằng: “Việc luận tội cũng có khả năng giúp Tổng thống Trump tái đắc cử. Những người có định kiến với ông có thể không giành được chiến thắng thật sự như họ nghĩ”.
Thứ hai, Thượng viện Mỹ có khả năng cao sẽ không đồng ý phế truất.
Ngay cả khi Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát thông qua các điều khoản luận tội (ít nhất là tỷ lệ 218/435 thành viên Hạ viện tán thành), Hiến pháp vẫn yêu cầu phải có 2/3 số phiếu ủng hộ việc phế truất tổng thống tại Thượng viện. Điều này khó có khả năng trở thành hiện thực khi Thượng viện đang nằm trong tay đảng Cộng hòa với 53/100 ghế sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 vừa qua.
Để làm được điều này, đảng Dân chủ phải thuyết phục ít nhất 20 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đứng về phía mình, điều gần như là bất khả thi ở thời điểm hiện tại.
Bản thân Tổng thống Trump hiện cũng tự tin rằng dù bị luận tội tại Hạ viện, ông sẽ không bị kết tội tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát, và vấn đề tài chính của chiến dịch tranh cử không đủ sức nặng để kích hoạt một cuộc bỏ phiếu luận tội và phế truất tổng thống ở Thượng viện.