Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Dân số Việt Nam đang già đi, nhưng đất nước vẫn chưa kịp giàu để cáng đáng các khoản chi cho hàng chục triệu người già. Đó là nhận định của tờ The Economist (Anh) trong một bài báo gần đây về tình hình nhân khẩu học ở nước ta.
Những người trên 60 tuổi đang chiếm 12% dân số, tức là khoảng gần 12 triệu người, và được dự báo sẽ tăng lên 21% vào năm 2040. Đây là một trong những mức tăng nhanh nhất trên thế giới.
Theo The Economist, độ tuổi trung vị của Việt Nam là 26, tức là những người từ 26 tuổi trở xuống chiếm một nửa dân số.
Nhưng dân số nước ta đang già đi rất nhanh.
Một phần lý do là vì tuổi thọ trung bình đã tăng từ 60 tuổi trong năm 1970 lên 76 tuổi vào thời điểm hiện nay, nhờ thu nhập tăng. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng giúp chúng ta giảm tỷ lệ sinh trong cùng khoảng thời gian, từ khoảng 7 trẻ em xuống dưới 2 trẻ em trên một phụ nữ.
Vào những năm 1980, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thực thi chính sách kiểm soát dân số, mặc dù ít nghiêm ngặt hơn so với Trung Quốc.
Khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng lên mức cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản, GDP bình quân đầu người của họ (điều chỉnh theo sức mua thực tế) lần lượt đạt mức 32.585 USD ở Hàn Quốc và 31.718 USD tại Nhật Bản. Ngay cả Trung Quốc cũng đã đạt được 9.526 USD. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình tương tự vào năm 2013 của nước ta chỉ là 5.024 USD.
Điều đó có nghĩa là, khi dân số ở Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu già đi thì mức thu nhập của họ đều gấp 6 lần Việt Nam vào năm 2013.
Thách thức về phúc lợiDân số già đi nghĩa là tỉ lệ người lao động giảm xuống, tỉ lệ người sống nhờ lương hưu và trợ cấp tăng lên. Liệu chính quyền có khả năng hỗ trợ hàng chục triệu người khi họ già đi?
Chỉ có những người cực kỳ nghèo và những người trên 80 tuổi (khoảng 30% tổng số người cao tuổi) được hưởng lương hưu nhà nước là khoảng vài chục nghìn đồng cho một tuần. Khảo sát gần đây nhất đối với những người cao tuổi vào năm 2011 cho thấy, 90% người già Việt Nam không có tiền tiết kiệm đáng kể. Trong khi đó, họ vẫn còn những khoản nợ khác. Các khoản trợ cấp dành cho người già, cán bộ công chức về hưu sẽ đặt lên vai nền kinh tế Việt Nam một gánh nặng không tưởng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng với chi phí hưu trí ở mức hiện tại, quỹ lương hưu dự kiến sẽ đẩy chi tiêu chính phủ lên mức 8% GDP vào năm 2050. Đây là tỉ lệ quá cao so với 12 quốc gia châu Á khác mà IMF đánh giá.
Chưa giàu đã già, màu xám đang bao trùm lên bức tranh kinh tế Việt Nam, đặc biệt đậm màu hơn ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà những người già chiếm đa số. Trước đây, con cái thường chăm sóc cho cha mẹ già. Giờ đây, họ có xu hướng rời bỏ cuộc sống làng quê để kiếm kế sinh nhai ở các thành phố.
Khảo sát cho thấy tỷ lệ người già sống một mình đang tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nhiều người phải làm việc cho đến khi họ qua đời. Khoảng 40% nam giới vùng nông thôn vẫn đang ở độ tuổi 75, gấp đôi tỷ lệ cư dân thành thị. Thường thì họ làm các công việc chân tay nặng nhọc, chẳng hạn như trồng lúa hoặc đánh cá. Ở Anh, con số này chỉ là 3%.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người già cũng là một vấn đề đáng lo ngại khác. Bệnh Alzheimer, bệnh tim và các bệnh liên quan đến tuổi già đang tăng lên. Khoảng 1/3 những người trên 60 tuổi ở Việt Nam không có bảo hiểm y tế vì chi phí tốn kém. Nhiều bệnh viện ở các tỉnh vẫn chưa có khoa riêng dành cho người già.
Các dịch vụ bảo hiểm y tế không chính thức đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Với một khoản phí nhất định, các thành viên được tham gia các lớp tập thể dục và kiểm tra sức khỏe miễn phí. Tuy nhiên, chỉ một số ít các bác sĩ được đào tạo hoặc được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế để điều trị những căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Con đường nào cho Việt Nam?Chính quyền Việt Nam đang bắt đầu thực hiện các chính sách để giảm gánh nặng tài chính và cải thiện việc chăm sóc cho người cao tuổi. Năm 2017, họ nới lỏng chính sách kiểm soát sinh đẻ. Vào tháng 5, độ tuổi nghỉ hưu được điểu chỉnh từ 55 lên 60 đối với nam và từ 60 lên 62 đối với phụ nữ. Chính sách hưu trí cũng được lên kế hoạch cải cách để cung cấp bảo hiểm toàn diện hơn. Trong năm 2019, chính quyền có kế hoạch cải tạo hệ thống bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, tờ The Economist nhận định rằng cấu trúc nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ không thay đổi. Thông thường, khi các quốc gia giàu lên, họ chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành có năng suất cao hơn, như ngành dịch vụ. Ở khía cạnh này, Việt Nam đang tụt hậu so với các nước láng giềng. Khi dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 2013, nông nghiệp chiếm 18% nền kinh tế Việt Nam. Cùng năm 2013 ở Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP.
Việc cải thiện năng suất là vô cùng khó thực hiện, bởi chính phủ Việt Nam vẫn còn kiên định gắn bó với đường lối xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh nhiều ngành công nghiệp quốc gia. Trong khi đó, hầu hết sinh viên đại học lãng phí ít nhất một năm để học lý thuyết Mác – Lenin.
Các quốc gia châu Á đang già đi nhanh chóng. Nhưng già đi trước khi trở nên thịnh vượng khiến cho các vấn đề của Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn đọc có thể tham khảo một nhận định tương tự trên tờ The Diplomat.
—
Từ khóa:
nhân khẩu học (thống kê dân số): demography
sự thịnh vượng: prosperity
tuổi thọ trung bình: life expectancy
độ tuổi trung vị: median age
thực thi: to enforce
bước ngoặt: turning-point