Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Triều Tiên – quốc gia khép kín với nhiều lời đồn thổi về một nền chính trị hà khắc, đáng sợ – vẫn luôn là điều bí ẩn với thế giới bên ngoài.
Tại Triều Tiên, chỉ có một kênh truyền hình và đài phát thanh. Mọi người chỉ được tiếp thu thông tin tuyên truyền của Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo chuyên chế của nhà họ Kim, người dân Triều Tiên bị hạn chế một số quyền về tự do tư tưởng, ngôn luận, thông tin, xuất bản, lập hội, v.v.
Tư liệu từ những nhà đấu tranh chính trị lưu vong, cũng như các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế cho thấy tại Triều Tiên, dường như thông tin nào cũng bị xem là bí mật quốc gia.
Tuy nhiên, cũng có một số điều không phải ai cũng biết về Triều Tiên đã được ghi nhận trong những năm gần đây. Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu đến bạn đọc, với hy vọng có thể giúp vén lên một phần của tấm màn bí ẩn đang bao trùm lên quốc gia Đông Á này.
Dân số không đông, nhưng sở hữu một trong những lực lượng quân đội thường trực lớn nhất thế giới
Dữ liệu của CIA ước tính dân số Triều Tiên là 25 triệu người, đứng thứ 51 thế giới. Theo Newsweek, quân đội Triều Tiên là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với khoảng 1.190.000 binh sĩ thường trực (tức khoảng gần 5% tổng dân số).
Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số ước tính hơn 1,3 tỷ người “chỉ” sở hữu lực lượng quân sự khoảng 2,3 triệu lính, đạt tỷ lệ 0,18% tổng dân số.
Quân đội Triều Tiên. Ảnh: The National Interest.
Trồng cần sa là hợp pháp
Triều Tiên không kiểm soát các chất ma túy gây nghiện và việc trồng cần sa là hợp pháp. Hoạt động mua bán và sử dụng cần sa, dù công khai hay riêng tư, đều được chấp nhận.
Thông tin của trang UPI cho rằng, có khoảng 30% dân số Triều Tiên từng sử dụng qua ma túy đá, thuốc phiện và các chất gây nghiện khác. Ma túy đá được ưa chuộng ở đây vì nó gây ra ảo giác khiến người ta quên cảm giác đói, và có thể làm việc trong nhiều giờ liền mà không thấy mệt.
Còn tại nhiều nơi, người dân vốn trồng cần sa – tên địa phương là yeoksam – trong nhiều năm qua để dùng làm nguyên liệu chế tạo dầu ăn ở Triều Tiên từ thập niên 1980. Ngày nay, những kẻ buôn lậu đã lợi dụng điều này để tuồn cần sa với số lượng lớn ra nước ngoài qua đường biên giới với Trung Quốc, theo Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia).
Trượt patin rất phổ biến
Người Triều Tiên có vẻ rất ưa chuộng trượt patin. Theo nhiếp ảnh gia David Guttenfelder của National Geographic, trượt patin rất phổ biến trên toàn Triều Tiên, đặc biệt là ở thủ đô Bình Nhưỡng – nơi được ông miêu tả là đến mức “không thể đếm nổi hết các địa điểm” dành cho môn thể thao này.
Sân vận động lớn nhất thế giới
Sân vận động May Day ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA/Reuters.
Triều Tiên sở hữu sân vận động Rungrado May Day lớn nhất thế giới, được thiết kế rất hoành tráng với sức chứa khoảng 150.000 khán giả, vượt xa ngôi vị á quân là sân vận động Ann Arbor ở bang Michigan, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sân vận động này chỉ thi thoảng mới tổ chức các trận đấu thể thao. Thay vào đó, chính phủ thường dùng nó để phục vụ cho các cuộc diễu binh và những sự kiện mang tính lịch sử, văn hóa và biểu dương thành tựu của đất nước, mà điển hình là là lễ hội âm nhạc và khiêu vũ Arirang Mass Games được tổ chức hằng năm.
Bầu cử 5 năm một lần
Người dân Triều Tiên vỗ tay trong một cuộc meeting rầm rộ được tổ chức để kỷ niệm Kim Jong Un “tái đắc cử” vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung Ương vào năm 2014. Ảnh: Kyodo/Reuters.
Nghe có vẻ khá lạ lùng cho một đất nước bị đa số thế giới xem là độc tài, nhưng công dân Triều Tiên đi bầu mỗi năm năm một lần.
Tuy nhiên, chỉ có một ứng cử viên xuất hiện trên lá phiếu.
Mặt trận Dân chủ Giải phóng Dân tộc và Ủy ban Bầu cử Trung ương đã chọn sẵn duy nhất một ứng cử viên làm người đại diện cho mỗi địa phương. Các ứng cử viên sau đó được cử tri xem xét trong những cuộc họp tại nơi làm việc và vào ngày bầu cử. Cử tri có thể chọn chấp thuận hoặc không chấp thuận ứng viên trên lá phiếu.
Tham gia bầu cử là bắt buộc và số người đi bầu thường là gần 100%.
Các cuộc bầu cử được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín, và cử tri có quyền gạt bỏ tên ứng cử viên để bày tỏ mình “Không đồng ý”. Duy chỉ có điều, là họ phải gạch tên và bỏ phiếu vào một thùng phiếu riêng tại một buồng đặc biệt và hành động này có thể khiến họ phải gánh tội “phản quốc”.
Hệ thống đảng phái chính trị tại Triều Tiên khá phong phú, bao gồm: Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên, Thanh hữu Thiên đạo Đảng, Đảng Liên hiệp Nhân dân Triều Tiên tại Nhật Bản và một số đảng phái độc lập khác.
Họ chia nhau các ghế trong Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, cùng tồn tại trong hệ thống chính trị hợp nhất mang tên gọi chung Mặt trận Dân chủ Thống nhất Dân tộc. Đây là bộ phận chính trị kiểm soát Triều Tiên.
Thực quyền trong quá trình bầu cử nằm trong tay Đảng Lao động Triều Tiên. Các cuộc bầu cử được xem như một phương thức kiểm soát chính trị định kỳ, nhằm loại trừ mầm mống “phản động” bằng cách bỏ phiếu nói trên.
Tỉ lệ đi bầu của người dân Triều Tiên luôn rất cao, xấp xỉ 100%. Ảnh: AP.
Múi giờ riêng
Ngày 15/8/2015, Triều Tiên quyết định điều chỉnh múi giờ riêng biệt, chậm 30 phút so với múi giờ của Tokyo, giống như Seoul từng làm vào những năm 1954-1961 (sau đó đã chỉnh lại).
Ngày 5/5/2018, Triều Tiên điều chỉnh đồng hồ trở lại múi giờ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hãng thông tấn KCNA mô tả đây là “bước đi thiết thực đầu tiên” hướng tới việc đẩy nhanh quá trình thống nhất cùng Hàn Quốc.
Đời sống được cải thiện
Đúng là phần lớn dân chúng Triều Tiên vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do thiếu lương thực và điều kiện làm việc kém trong một xã hội có quá nhiều đàn áp từ chính quyền. Nhưng đối với bộ phận dân chúng khác, thì đời sống thường ngày, trong thực tế, đã có nhiều cải thiện. Thậm chí, đã có phần nào tương đồng với phần còn lại của thế giới.
Theo Đài NPR, ngày càng có nhiều người Triều Tiên sở hữu điện thoại di động, đầu đĩa DVD cùng nhiều thiết bị khác mà đối với thế hệ trước đó vẫn là những thứ xa xỉ. Họ cũng có cơ hội hưởng thụ các dịch vụ giải trí như rạp chiếu phim, công viên nước, sân trượt tuyết, v.v.
–
Từ khóa:
Triều Tiên hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: North Korea, officially The Democratic People’s Republic of Korea (DPRK or DPR Korea) (proper n.)
Bình Nhưỡng: Pyongyang (proper n.)
chế độ độc tài, chế độ chuyên chế: dictatorship (n)
quốc gia bí ẩn: reclusive nation (n)
vương quốc khép kín: hermit kingdom (n)
dân số: population (n)
quân đội: military (n)
May Day: Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (proper n.)