‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Vụ kiện trị giá 250 triệu USD với một vài tình tiết liên quan đến đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump dễ khiến người ta liên tưởng đến những án lệ kinh điển định hình nền tự do báo chí tại Hoa Kỳ trước đây.
Cụ thể, hôm 19/02, Nicholas Sandmann, nam sinh 16 tuổi của trường Trung học Công giáo Covington (tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ), cùng gia đình đã quyết định kiện tờ Washington Post nổi tiếng ra tòa án quận Kentucky với cáo buộc vu khống, hãng thông tấn Reuters đưa tin. Mức bồi thường họ yêu cầu là 250 triệu USD, bằng đúng số tiền mà tỉ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, đã bỏ ra để mua lại Washington Post hồi năm 2013.
Nicholas Sandmann và gia đình cho rằng do Washington Post có thành kiến xấu với Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tờ báo đã “cố tình công kích và bắt nạt” cậu bé, đơn giản chỉ vì Sandmann là người Công giáo da trắng – nhóm cử tri ủng hộ mạnh mẽ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đồng thời, trong cuộc biểu tình lên án hành vi phá thai hôm 18/01 trước Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C., Mỹ), cậu còn đội một chiếc nón in dòng chữ “Make America Great Again” – khẩu hiệu tranh cử của ông Trump.
Cũng trong buổi biểu tình này, nhóm học sinh Trung học Công giáo Covington của Sandmann đã vô tình chạm trán Nathan Phillips, một nhà hoạt động xã hội người Mỹ bản địa đang tham gia diễu hành ủng hộ sắc tộc của mình. Sau đó, nhóm học sinh bị những người tự nhận là thành viên của tổ chức Người Israel Do Thái Da màu (Black Hebrew Israelites) la hét, lăng mạ nên đáp lại bằng những bài thánh ca được học ở trường, trong khi Phillips cáo buộc Sandmann và các bạn “reo hò ủng hộ việc xây dựng bức tường”, ám chỉ đến lời cam kết của Tổng thống Donald Trump về việc xây dựng bức tường dọc biên giới ngăn cách Hoa Kỳ với Mexico.
Các đoạn video được phát tán sau đó cho thấy Sandmann đứng đối mặt với Nathan Phillips, mỉm cười nhìn thẳng vào ông khá lâu trong khi Phillips hát và đánh trống.
Washington Post đã đăng tải một đoạn video mà họ cho là đa chiều lên YouTube để lý giải về vụ việc.
Chỉ là vụ đầu tiênLin Wood, luật sư của Sandmann, khẳng định rằng các vụ kiện tương tự sẽ được đệ trình lên toà trong vài tuần tới. Nhóm các nhà điều tra tư nhân thuộc giáo phận Covington, trong một báo cáo công bố tuần trước, khẳng định không có bằng chứng cho thấy nhóm nam sinh kích động mâu thuẫn, thốt ra bất kỳ bình luận phân biệt chủng tộc hay xúc phạm nào nhắm vào Phillips tại Đài tưởng niệm Lincoln dù vài em đã “vây quanh và nhảy điệu tomahawk chop theo nhịp trống của ông”.
Nhiều học sinh được phỏng vấn cũng nói với các nhà điều tra rằng lúc đó, họ cảm thấy ông Phillips dường như đã tham gia vào nhóm của họ để né tránh những lời lăng mạ từ phía Người Israel Do Thái Da màu.
Các cáo buộc từ phía gia đình Sandmann lên án Washington Post đã “cố tình cung cấp thông tin một cách thiên vị, không tiến hành các cuộc điều tra thích đáng trước khi đưa ra những tuyên bố sai lệch và phỉ báng của mình nhằm vào Nicholas”.
Ted và Julie, phụ huynh của Nicholas Sandmann, cũng phê phán Washington Post đã “bỏ qua các tiêu chuẩn làm báo cơ bản […] bởi tờ báo muốn muốn chống lại Tổng thống Donald J. Trump bằng cách tấn công các cá nhân được coi là người ủng hộ Tổng thống”.
Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông của Washington Post, bà Kristine Coratti Kelly cho biết, hiện tại tờ báo đang xem xét vụ kiện và sẽ sớm ra tuyên bố.
—
Từ khoá:
phân biệt chủng tộc: racism (n)
kiện: to sue (v)
vụ kiện: lawsuit, a suit of law (n)
phát ngôn mang tính xúc phạm: offensive statement (n)
cuộc điều tra: investigation (n)
mang tính bôi nhọ, làm mất danh dự: defamatory (adj)