Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Theo hãng tin Reuters, Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc cho biết nước này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt 1,4 triệu tấn lương thực trong năm 2019, và khẩu phần ăn hàng ngày của người dân bắt buộc phải giảm gần một nửa.
Triều Tiên cho biết thiên tai, khí hậu nóng lên gây mất mùa và các lệnh trừng phạt quốc tế là nguyên nhân khiến họ lâm vào tình trạng đói kém.
Kể từ năm 2006, 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế lên Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, chủ trương duy trì áp lực tối đa đến khi nào Bình Nhưỡng hoàn toàn “đầu hàng”.
Trong thông báo của mình, Đại sứ Triều Tiên cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ lương thực cho người dân. Theo ông, sản lượng lương thực nước này (bao gồm gạo, lúa mì, khoai tây và đậu nành, đậu) năm ngoái là 4,91 triệu tấn, giảm 503.000 tấn so với năm 2017. Liên Hiệp Quốc xác nhận đây là dữ liệu chính thức được chính phủ Triều Tiên cung cấp vào cuối tháng 1 với sự phối hợp giám sát của Chương trình Lương thực Thế giới trực thuộc Liên Hiệp Quốc.
Vì lý do này, Triều Tiên trong tháng 1 đã phải cắt giảm lượng phân phối lương thực hàng ngày theo đầu người cho các gia đình công nhân viên chức từ 550 gram xuống còn 330 gram. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, khoảng 10,5 triệu người Triều Tiên, tương đương 41% dân số, đang cần viện trợ lương thực.
Trước tình hình nói trên, phát ngôn viên Stephane Dujarric của Liên Hiệp Quốc cho biết cơ quan này cùng các tổ chức viện trợ ở Bắc Triều Tiên đang tham vấn chính quyền Bình Nhưỡng nhằm “hiểu rõ hơn tác động của tình hình an ninh lương thực đối với những người dễ bị tổn thương nhất để sớm có hành động cứu trợ nhân đạo cần thiết”.
Vẫn theo đại diện của Liên Hiệp Quốc, trong khi áp đặt các trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, Hội đồng Bảo an đã cố gắng không để ảnh hưởng tới các hoạt động cứu trợ nhân đạo, và tình trạng thiếu đói hiện nay là điều xảy ra “ngoài ý muốn” của định chế quốc tế này.
Lời kêu gọi của Bình Nhưỡng diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Hà Nội. Hội nghị nhằm thống nhất các bước tiến cần thiết nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Giới quan sát nhận định thông báo trên của Triều Tiên gửi đi thông điệp rằng Mỹ và Liên Hiệp Quốc nên nên nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế sau khi nước này dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, và rằng dỡ bỏ cấm vận là cách mà Washington nên làm nếu muốn xây dựng lòng tin với Bình Nhưỡng trong cuộc đàm phán ngoại giao sắp tới.
Trong hội nghị đầu tiên ở Singapore tháng 6 năm ngoái, Triều Tiên đã đồng ý tiến tới phi hạt nhân hóa nhưng tới nay vẫn chưa có bước đi cụ thể nào. Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ sau đó tiếp tục khẳng định sẽ duy trì các lệnh trừng phạt để gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng tới khi nước này hoàn toàn loại bỏ kho vũ khí quân sự.
—
Từ khóa:
khủng hoảng lương thực: food crisis (n)
sự phi hạt nhân hóa: denuclearization (n)
vũ khí hạt nhân: nuclear weapon (n)
sự cấm vận: sanction (n)
tình hình an ninh lương thực: food security situation (n)
nhu cầu nhân đạo: humanitarian need (n)
suy dinh dưỡng: undernourished (n)
lĩnh vực nông nghiệp: agricultural sector (n)