Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Ngày 5/3/2019, Bộ Ngoại giao Malaysia thông báo nước này đã ký văn kiện gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Ngay lập tức, văn kiện này đã được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Bộ Ngoại giao Malaysia cũng cho biết việc gia nhập Quy chế Rome phản ánh cam kết của Malaysia trong việc chống lại các tội ác phá hoại hòa bình và an ninh toàn cầu, đồng thời chấp nhận bổ sung Quy chế này vào luật pháp trong nước.
Bộ này cũng nói thêm rằng Malaysia sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên trong việc đề cao các nguyên tắc vì sự thật, quyền con người, luật pháp, sự công bằng, và trách nhiệm giải trình.
Ngày 17/7/1998, 120 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế. Sau đó, vào ngày 1/7/2002, Quy chế Rome có hiệu lực sau khi có đủ 60 quốc gia phê chuẩn.
ICC là tòa án hình sự quốc tế thường trực, độc lập đầu tiên của cộng đồng quốc tế. Tòa án có thẩm quyền điều tra và xét xử các cá nhân chịu trách nhiệm về các tội ác nghiêm trọng nhất như: tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội xâm lược.
Năm 2016, ICC ra tuyên bố mới, cho biết tòa án này sẽ bắt đầu thụ lý và xét xử cả những tội phạm liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và chiếm đoạt đất đai phi pháp. ICC nhấn mạnh hành động hủy hoại môi trường và chiếm đoạt đất đai có thể dẫn tới việc khởi tố các vụ án về tội ác chống lại loài người.
Hiện số quốc gia thành viên của Quy chế Rome là 123, trong đó không có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Singapore, và Việt Nam.
Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến việc nhiều quốc gia hiện nay vẫn chưa gia nhập Quy chế Rome là lo ngại rằng việc thực hiện thẩm quyền của ICC có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Lo lắng này có thể được giải tỏa khi nhận thức về một số điểm sau đây được làm sáng tỏ.
Thứ nhất, ICC không có thẩm quyền phổ quát (universal jurisdiction).
Cụ thể, tòa án chỉ có thẩm quyền đối với bốn loại tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, đó là tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng, và tội xâm lược.
Tòa án cũng chỉ có thẩm quyền đối với các hành vi phạm tội xảy ra sau khi Quy chế Rome có hiệu lực, ngày 1/7/2002. Trong trường hợp một nước mới gia nhập, thẩm quyền của tòa án được bắt đầu kể từ ngày Quy chế Rome có hiệu lực đối với nước đó (Khoản 2, Điều 12). Đồng thời, chỉ những hành vi được thực hiện trên lãnh thổ của nước thành viên, hoặc bởi công dân của một nước thành viên (Khoản 2, Điều 12, 13) mới bị xét xử.
Thứ hai, thẩm quyền của ICC mang tính chất bổ sung. Theo đó, đối với các tội phạm quốc tế, thẩm quyền truy tố và xét xử đầu tiên phải thuộc về các cơ quan tư pháp quốc gia (đoạn thứ 10 trong Lời nói đầu, điều 1 và điều 17 của Quy chế Rome). Điều 17 của Quy chế quy định tòa án sẽ không thụ lý một vụ việc nếu vụ việc đó đang được một quốc gia có quyền tài phán điều tra hoặc truy tố, hoặc cá nhân có liên quan đã được quốc gia quyết định không truy tố “trừ khi quốc gia đó không muốn hoặc không đủ khả năng truy tố một cách thực sự”.
Thứ ba, ngay cả trong trường hợp không là thành viên của ICC, một quốc gia cũng có thể phải chịu ảnh hưởng của việc thực hiện thẩm quyền của tòa án. Trường hợp phổ biến là nếu công dân của nước đó phạm tội trên lãnh thổ của quốc gia là thành viên của ICC thì hành vi này thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Một trường hợp nữa là hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ một nước không phải thành viên của ICC, nhưng lại do công dân của một nước thành viên tiến hành, thì ICC vẫn có thẩm quyền xét xử công dân đó.
Thông qua các diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhiều quốc gia đã thúc giục Việt Nam gia nhập Quy chế Rome nhưng Việt Nam chưa có phản ứng đáng kể nào.
—
Từ khóa:
Tòa án Hình sự quốc tế: International Criminal Court
Quy chế Rome: Rome Statute
văn kiện: instrument (n)
tội ác chiến tranh: war crimes (np)
tội ác chống lại loài người: crimes against humanity (np)
tội xâm lược: crimes of aggression (np)
sự cam kết: commitment (n)