Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Với 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống, Thượng viện Mỹ hôm 14/3 thông qua dự luật bác bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố liên quan đến vấn đề an ninh biên giới Mỹ – Mexico, CNN đưa tin.
Chỉ vài phút sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Tổng thống Trump đăng trên Twitter chữ “Phủ quyết” được in hoa. Trong hai năm đầu nhiệm kỳ, ông chủ Nhà Trắng được Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát hỗ trợ trong các vấn đề gây tranh cãi và ông chưa phải dùng đến quyền phủ quyết.
12 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có Marco Rubio và Mitt Romney – những người từng tranh cử tổng thống, đã bỏ phiếu thuận cùng với toàn bộ 45 thượng nghị sĩ Dân chủ và hai thượng nghị sĩ độc lập.
“Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tiếp cận các nguồn quỹ khác tạo ra tiền lệ mới nguy hiểm”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rob Portman (bang Ohio) cảnh báo tại Thượng viện trước cuộc bỏ phiếu. “Nó mở ra cơ hội cho các tổng thống tương lai thực hiện bất kỳ chính sách nào họ muốn.”
Hạ viện Mỹ tháng trước do đảng Dân chủ kiểm soát đã dễ dàng thông qua nghị quyết chặn lệnh khẩn cấp này với tỷ lệ 245 phiếu thuận và 182 phiếu chống.
Nếu Tổng thống Trump phủ quyết dự luật trên của Thượng viện thì đây sẽ là lần đầu ông sử dụng quyền phủ quyết trong nhiệm kỳ của mình.
Để đảo ngược quyền phủ quyết của tổng thống, Quốc hội Mỹ cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay, khả năng này khó xảy ra vì cần có thêm lá phiếu từ 9 nghị sĩ Cộng hòa trong phần bỏ phiếu ở Thượng viện và 40 nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Hạ viện.
Như vậy, khả năng cao ông Trump sẽ thắng trong cuộc tranh giành quyền lực này giữa phủ tổng thống và Quốc hội.
Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu để chặn tuyên bố khẩn cấp quốc gia của một tổng thống kể từ khi Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia ra đời năm 1976.
Xây tường biên giới nhằm ngăn làn sóng người nhập cư trái phép là một trong những cam kết mà Tổng thống Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Kế hoạch này của ông Trump đã vấp phải không ít chỉ trích và thậm chí khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong hơn một tháng do bất đồng về ngân sách.
Ông Donald Trump ngày 15/2 đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm có thể sử dụng khoản ngân sách khoảng tám tỷ USD từ các bộ ngành cho việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico mà không cần đến sự phê chuẩn của Quốc hội. Trong đó, Nhà Trắng dự định chuyển mục đích sử dụng khoảng 3,6 tỷ USD ngân sách của Bộ Quốc phòng, 2,5 tỷ USD từ các chương trình liên bang và 600 triệu USD từ quỹ của Bộ Tài chính sang kế hoạch xây tường biên giới.
Vài ngày sau đó, hôm 18/2, một liên minh gồm 16 bang của Mỹ do California dẫn đầu đã nộp đơn kiện chính quyền của Tổng thống Trump lên tòa án liên bang ở San Francisco. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định không hề lo ngại hay bất ngờ trước những thách thức pháp lý liên quan tới việc ban bố lệnh khẩn cấp quốc gia, mặt khác tự tin mình sẽ giành chiến thắng tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hiện đang gây ra một cuộc tranh luận trong các nghị sĩ đảng Cộng hòa về việc họ có nên thay đổi Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia hay không.
Mặc dù đa số các thành viên đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ Tổng thống Trump về vấn đề an ninh biên giới, song họ cũng lo ngại rằng các tổng thống đảng Dân chủ trong tương lai có thể sử dụng quyền giống như Tổng thống Trump để buộc thông qua các vấn đề khác, như biến đổi khí hậu hoặc kiểm soát súng đạn.
—
Từ khóa:
Hạ viện: House of Representatives (n)
Thượng viện: Senate (n)
Quốc hội Mỹ: United States Congress (n)
nghị quyết: resolution (n)
tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia: declaration of a national emergency (np)
sự phản đối: opposition (n)
quyền phủ quyết của tổng thống: presidential veto power (np)
Pháp viện Tối cao Hoa Kỳ: the Supreme Court of the United States (n)