Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Ethiopia đã trồng hơn 353 triệu cây trong 12 giờ vào thứ Hai, ngày 29/7/2019. Các quan chức nước này cho rằng đây là một kỷ lục mới của thế giới.
Theo hãng tin CNN, việc trồng rừng này là một phần của chiến dịch lớn nhằm tái tạo rừng mang tên “Di sản xanh”, được Thủ tướng nước này, ông Abiy Ahmed, chỉ đạo. Hàng triệu người dân Ethiopia trên khắp đất nước được mời tham gia vào một thử thách và chỉ trong sáu giờ đầu tiên, ông Ahmed “tweet” rằng có khoảng 150 triệu cây đã được trồng.
“Chúng tôi đang đi được một nửa mục tiêu của mình”, ông nói và khuyến khích người dân Ethiopia “tiếp tục tăng tốc trong những giờ còn lại.”
Kết thúc 12 giờ, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa thông báo trên Twitter rằng Ethiopia không chỉ đạt được “mục tiêu của chiến dịch #GreenLegacy, mà còn vượt chỉ tiêu.”
Tổng cộng 353.633.660 cây giống đã được trồng, Bộ trưởng về Đổi mới và Công nghệ, ông Getahun Mekuria cho hay.
Năm 2017, Ấn Độ đã lập kỷ lục thế giới khi có khoảng 1,5 triệu tình nguyện viên trồng 66 triệu cây trong vòng 12 giờ.
Trong một tweet hồi tháng Năm của Ahmed, mục tiêu của Ethiopia thậm chí còn lớn hơn thế, chiến dịch trồng cây của quốc gia với mục tiêu trồng được bốn tỷ cây trong mùa mưa – từ tháng Năm đến tháng Mười.
Theo Farm Africa, một tổ chức làm việc về vấn đề tái tạo rừng và xoá đói giảm nghèo ở Đông Phi cho biết chỉ còn chưa đến 4% đất đai của Ethiopia là rừng, so với khoảng 30% vào cuối thế kỷ 19.
Đất nước không giáp biển này cũng đang phải chịu tác động của khủng hoảng khí hậu, với sự thoái hoá đất, xói mòn đất, nạn phá rừng, hạn hán và lũ lụt tái diễn khiến cho nền nông nghiệp sa sút, trong khi có đến 80% dân số Ethiopia sống phụ thuộc vào nông nghiệp.
Năm 2017, Ethiopia đã cùng với hơn 20 quốc gia châu Phi khác cam kết khôi phục 100 triệu ha đất như một phần của “Sáng kiến Phục hồi Cảnh quan rừng châu Phi” (African Forest Landscape Restoration Initiative).
Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng việc khôi phục các khu rừng đã biến mất trên thế giới có thể loại bỏ được 2/3 lượng carbon trong khí quyển đang làm trái đất nóng lên do hoạt động của con người.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường đại học ETH Zurich của Thụy Sĩ, chỉ ra rằng việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái trên toàn thế giới có thể thu hồi được tổng cộng khoảng 205 tỷ tấn carbon. Lượng khí thải carbon toàn cầu hiện nay là khoảng 10 tỷ tấn mỗi năm.