Kiểm chứng: Có đúng “Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông”?

Kiểm chứng: Có đúng “Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông”?
Ảnh: Luật Khoa.

Bản tin “Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông” của trang vnctq.com (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc) đang lan truyền thông tin mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt khi rất nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Một bản tin nguyên văn cũng được trang nguoitrithuc.info dẫn lại từ “Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc” cũng đang thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng.

Trọng tâm của bản tin nêu trên là: Ngày 24/7, Tòa án Quốc tế về Luật Biển tại Đức cảnh cáo Đại sứ Liên Hiệp Quốc (LHQ) Trung Quốc về hành động xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế về Luật Biển […]Hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực phía Nam Biển Đông (Bãi Tư Chính), được Liên Hiệp Quốc đánh giá là vô cùng nguy hiểm, đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc đã ký kết […] Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp của mình tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển.”

“Dựa vào Công ước, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực phía Nam Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thực hiện, LHQ sẽ đưa ra hình thức xử lý thích đáng tại Toà án Quốc tế.”, nguyên văn cảnh cáo của Cơ quan Đáy biển Quốc tế dành cho đại sứ Trung Quốc.” (trích)

Kiểm chứng bản tin trên, chúng tôi nhận thấy một số dấu hiệu đáng nghi vấn sau:

1. Bản tin không dẫn nguồn tin.

Bản tin gốc trên vnctq.com không dẫn bất cứ một nguồn tin đáng tin cậy nào.

Website chính thức của Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITCLOS) không có thông tin nào về lời cảnh báo nêu trên dành cho Trung Quốc. Bản tin gần nhất trên website này được đăng ngày 6/7/2019, về vụ kiện giữa Thuỵ Sĩ và Nigeria.

Website chính thức của Liên Hợp Quốc, tại mục tin tức (UN News:) cũng không có bất cứ một bản tin nào liên quan đến phát biểu trên của Liên Hợp Quốc.

Các hãng thông tấn lớn như BBC News, CNN, The New York Times, The Washington Post, The Wall Street Journal, Fox News, Reuters, VOA hay Bloomberg đều không đưa tin.

2. Không có khả năng Tòa án Quốc tế về Luật Biển chủ động đưa ra cảnh cáo nếu không có vụ kiện.

Toà Tòa án Quốc tế về Luật Biển là một cơ quan tư pháp quốc tế. Họ sẽ xem xét các yêu cầu giải quyết tranh chấp của các quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế tuân thủ theo phạm vi thẩm quyền của mình. Việc ITCLOS tự mình đưa ra một cảnh cáo dành cho một quốc gia nào đó là không thể xảy ra.

3. Trang “Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc” từng đưa tin không có cơ sở.

Đây không phải là tin bài duy nhất mà trang “Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc” đưa tin không có cơ sở về tình hình Biển Đông.

Luật Khoa đã kiểm chứng hai bản tin của trang mạng này và phát hiện các dấu hiệu nghi vấn tương tự:

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.