Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với báo chí rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề nghị ông giúp hòa giải cuộc xung đột giữa Ấn Độ với Pakistan. Chính phủ Ấn Độ ngay sau đó lên tiếng bác bỏ thông tin này vào hôm thứ Hai, 22/7/2019.
Theo tờ Business Insider, trong cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Imran Khan tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hỏi rằng liệu ông có thể can thiệp và làm trung gian hòa giải để giải quyết cuộc xung đột ở Kashmir hay không.
Ông Trump nói: “Tôi đã gặp Thủ tướng Modi hai tuần trước, ông ấy thực sự đã nói ‘Ông có muốn trở thành người hòa giải hoặc trọng tài không?’ Tôi hỏi ‘Ở đâu?’, ông đáp, ‘Kashmir’, bởi vì cuộc xung đột đã xảy ra nhiều năm nay rồi”.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar đã viết trên Twitter với nội dung “Modi không đưa ra đề nghị nào như vậy”.
“Chúng tôi đã thấy Tổng thống Mỹ phát biểu với báo chí rằng ông sẵn sàng làm trung gian giải quyết các vấn đề ở Kashmir, nếu như Ấn Độ & Pakistan đề nghị. Thủ tướng Narendra Modi không hề đưa ra yêu cầu nào như vậy với Tổng thống Mỹ.”
Kumar nói thêm rằng: Lập trường nhất quán của Ấn Độ là tất cả các vấn đề còn tồn tại với Pakistan chỉ được thảo luận song phương. Bất kỳ cam kết nào với Pakistan sẽ chấm dứt ngay nếu xảy ra khủng bố xuyên biên giới. Hiệp định Shimla và bản Tuyên bố Lahore là cơ sở để giải quyết song phương tất cả các vấn đề giữa Ấn Độ và Pakistan.
Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về vụ việc này.
Kashmir có khoảng 18 triệu người sinh sống. Đây là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947. Ấn Độ đang kiểm soát khoảng 45% và Pakistan là 35%. Trung Quốc cũng chiếm giữ một phần lãnh thổ sau cuộc chiến tranh với Ấn Độ vào năm 1962 và giành quyền kiểm soát khoảng 20% khu vực này.
Xung đột ở Kashmir vẫn đang tiếp diễn gây ra các vụ đụng độ dữ dội và chết chóc. Đầu năm nay, căng thẳng tại khu vực này làm dấy lên mối lo ngại rằng Ấn Độ và Pakistan – hai cường quốc hạt nhân – có thể sẽ xảy ra chiến tranh.
Các nhà khoa học nhận định nếu xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giới hạn giữa Ấn Độ và Pakistan, nó có thể phá hủy khí hậu trái đất và gây ra nạn đói toàn cầu.