Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Thương chiến đang làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng hoá tới Mỹ, chứ không giúp giảm thâm hụt thương mại.
Đó là nhận định trong bài xã luận “Why Vietnam loves Donald Trump” đăng ngày 10/7/2019 của Ban biên tập tờ Wall Street Journal.
Theo bài báo, sau 30 tháng kể từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục nhập siêu. Đó không phải là vấn đề, bởi thâm hụt thương mại không có hậu quả kinh tế gì ghê gớm. Nhưng trong diễn ngôn của ông Trump, đây lại là một hiểm hoạ rõ ràng và hiện hữu.
WSJ cho rằng ông Trump không nên ám ảnh quá nhiều về chuyện thâm hụt thương mại, bởi những chính sách kinh tế khác của ông đang thành công. Chính sách cắt giảm thuế và giảm quy định pháp luật can thiệp vào thị trường đang giúp nền kinh tế vững mạnh hơn, tạo ra một khoản thặng dư vốn từ khắp nơi trên thế giới. Khoản thặng dư vốn này bù lại được cho thâm hụt thương mại. Đây là một dấu hiệu tốt của kinh tế Mỹ.
Bên cạnh đó, chính sách áp đặt các hàng rào thuế quan của ông không giúp cắt giảm thâm hụt thương mại, mà chỉ làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng nhập khẩu tới Mỹ mà thôi. Nói cách khác, nó chỉ thay đổi nguồn hàng đến Mỹ, chứ không thay đổi khối lượng nhập khẩu. Các hãng xưởng đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng họ không sang Mỹ. Họ chuyển sang Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, và Malaysia.
Trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tới Mỹ giảm 12,3% từ tháng 1 tới tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, thì Việt Nam tăng 36,4%, Đài Loan tăng 22,5%, và Hàn Quốc tăng 12,4%.
WSJ cho rằng, để tránh thuế, khả năng cao hàng Trung Quốc đã chạy sang các nước thứ ba trước khi được xuất sang Mỹ. Một dấu hiệu của việc này là lượng máy vi tính và hàng điện tử nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng tương ứng với lượng hàng cùng loại Việt Nam xuất sang Mỹ.
Ông Trump khuyến khích các hãng, trong đó có Apple, trở về Mỹ như một giải pháp dễ dàng để tránh thuế nhập khẩu. Tuy vậy, Apple lại đang cân nhắc chuyển từ 15% đến 30% năng lực sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc Mexico. Lý do có thể đơn giản là chi phí sản xuất ở Kuala Lumpur vẫn rẻ hơn tiểu bang thuộc loại nghèo nhất của Mỹ là Kentucky.
Dòng chuyển hướng thương mại này còn có thể sẽ khiến cho Mỹ mất thêm nhiều việc làm. Nếu ông Trump mở rộng áp thuế nhập khẩu lên các nước khác trên thế giới, nhất là với ngành ô-tô, Mỹ sẽ mất khoảng 30 nghìn việc làm trong ngành điện tử, 48 nghìn việc làm trong ngành cơ khí, và hơn 50 nghìn việc làm trong ngành nông nghiệp. Dĩ nhiên, Trung Quốc cũng sẽ chịu thiệt hại lớn từ xu hướng này.
WSJ cho rằng thật ngốc nghếch khi đi lo lắng về thâm hụt thương mại, vốn là kết quả của những vấn đề lớn hơn nhiều so với thuế quan hay chính sách thương mại. Thách thức các thủ đoạn ăn cướp của Trung Quốc là đúng, và nó có thể giúp giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Nhưng thâm hụt thương mại nói chung vẫn sẽ tiếp tục và nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ ăn nên làm ra. Ông Trump không nên lo lắng quá nhiều và nên tận hưởng điều này.