Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Câu chuyện kiểm duyệt văn hóa phẩm tại Việt Nam tiếp tục nóng lên với một tình huống tương phản không thể rõ ràng hơn: một bên là bộ phim hoạt hình được cấp phép có sự góp mặt của một hãng phim Trung Quốc, trực tiếp đưa đường “lưỡi bò” chiếm trọn Biển Đông vào nhiều phân đoạn và cảnh phim; một bên là bộ phim Việt Nam mang tên “Ròm”, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép mà lý do cụ thể được nêu trong Công văn số 637/ĐA-PBP, ghi nhận: “Những tệ nạn xã hội như chơi lô, đề, cho vay nặng lãi, đòi nợ, mê tín, bao lực xuyên suốt bộ phim, kết phim bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn. Câu chuyện phim diễn ra tại TP Hồ Chí Minh nhưng không có sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chức năng.”
Song cách công chúng tiếp cận và giải quyết vấn đề thì quả rất khác nhau.
Nếu tìm đọc thử những bình luận của bạn đọc trên các trang thông tin điện tử lớn như Tuổi Trẻ Online hay Thanh Niên Online, đa phần có vẻ đồng tình với việc xử lý nghiêm khắc, thậm chí đến mức hình sự, đối với cơ quan có thẩm quyền cũng như hội đồng kiểm duyệt. Nói cách khác, họ không phản đối sự tồn tại của cơ chế kiểm duyệt văn hóa phẩm tại Việt Nam. Các quan điểm thậm chí còn kêu gọi phải thay người mới, hoàn thiện cơ quan kiểm duyệt yếu kém.
Ở chiều hoàn toàn ngược lại, một số người yêu cầu bỏ hẳn cơ chế kiểm duyệt phim ảnh và sản phẩm nghệ thuật, vì nó không giống ai và chỉ tạo cơ hội cho tham nhũng. Có ý kiến cho rằng sử dụng cơ chế dân sự cũng như các biện pháp tẩy chay từ phía công chúng là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.
Với tư duy tò mò “sính ngoại” của mình, tác giả nghĩ ngay đến việc tìm hiểu xem quốc gia “thù địch” Hoa Kỳ kiểm duyệt ra sao. Có thật sự là công dân nước họ chỉ sử dụng các biện pháp dân sự để phản đối những bộ phim hay sản phẩm nghệ thuật gây tranh cãi hay không? Nếu các biện pháp kiểm duyệt nhà nước có tồn tại thì nó được thực hiện như thế nào?