Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Tròn 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) công bố một loạt khảo sát mới về thái độ của người dân Đông Âu về biến cố năm 1989 và ảnh hưởng của nó tới đời sống của họ.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ rất cao đối với việc chuyển đổi sang chế độ đa đảng và thị trường tự do ở Đông Âu.
Người Ba Lan, Đông Đức (cũ) và Cộng hoà Séc hài lòng hơn cả với sự chuyển đổi này, với tỉ lệ dao động quanh mốc 80%. Trong khi đó, tình trạng lại khá ảm đạm ở Ukraine và Bulgaria, với chỉ hơn 50% ủng hộ.
Khảo sát cho thấy, phần lớn người dân Đông Âu đều ủng hộ các quyền tự do và thiết chế dân chủ. Các quyền và thiết chế này được chia ra làm chín hạng mục, gồm có: xét xử công bằng, bình đẳng giới, tự do ngôn luận, bầu cử định kỳ, tự do Internet, tự do truyền thông, tự do đảng phái, tự do hội đoàn, tự do tôn giáo.
Tại tất cả các nước được khảo sát dưới đây, đa số người dân đều cho rằng chín yếu tố dân chủ này đều ít nhất là “quan trọng”. Tuy nhiên, khi được hỏi các yếu tố này có phải là “rất quan trọng” không thì kết quả lại không đồng đều.
Các yếu tố xét xử công bằng, bình đẳng giới được lựa chọn nhiều nhất với hầu như đại đa số cho rằng đây là vấn đề “rất quan trọng”. Tỉ lệ giảm xuống đáng kể trong các vấn đề tự do đảng phái, tự do hội đoàn và tự do tôn giáo.
Ở tất cả các nước Đông Âu cựu cộng sản, mức độ hài lòng với cuộc sống nhảy vọt so với khảo sát tương tự tiến hành vào năm 1991.