Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
<p>Dịch từ bài “What Happens to Hong Kong When ‘One Country, Two Systems’ Expires in 2047“, đăng trên website Bloomberg ngày 28/8/2019. Năm 1997, Trung Quốc giành lại chủ quyền đối với Hong Kong từ Anh theo một hiệp định cho phép thành phố này “được hưởng mức độ tự trị cao” t
Năm 1997, Trung Quốc giành lại chủ quyền đối với Hong Kong từ Anh theo một hiệp định cho phép thành phố này “được hưởng mức độ tự trị cao” trong 50 năm. Thoả thuận đó, được gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, đã đi được gần nửa chặn đường cho đến ngày hết hạn.
Nhiều tháng hỗn loạn trên khắp đường phố Hong Kong vừa qua với hàng trăm ngàn người biểu tình chống lại sự xâm phạm các quyền tự do ở thành phố này, càng khiến người ta đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2047?
1. Đã có giải pháp pháp lý nào cho Hong Kong từ năm 2047 trở đi chưa?
Chưa. Hong Kong với 7,5 triệu dân sẽ mất quyền là một khu vực tự trị đặc biệt và không còn được hưởng các quyền tự do theo “tiểu hiến pháp”, còn được gọi là Luật Cơ bản. Số phận của Hong Kong sau đó sẽ do đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định.
2. Có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ý định của Trung Quốc không?
Gợi ý công khai duy nhất là của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2017, khi ông phát biểu trước Đại hội Đảng lần thứ 19 rằng “chúng ta nên đảm bảo rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ vẫn không thay đổi”. Một số nhà quan sát nhận định lời nói của ông Tập như bày tỏ quyết tâm kéo dài tình trạng này, hoặc là một cái gì đó giống như vậy.
3. Có những lựa chọn nào khác?
Hong Kong có thể sẽ chính thức sáp nhập vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa với một phiên bản cao cấp hơn đi kèm với việc được hưởng quyền tự trị vốn dành cho một số khu vực năng động của Trung Quốc, như đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Tuy nhiên, những đặc quyền của các khu vực đó liên quan đến kinh doanh và thương mại nhiều hơn là quản trị nhà nước hoặc tư pháp độc lập.
4. Vì sao Hong Kong lại trở nên như ngày nay?
Từng là thuộc địa của đế quốc Anh trong 156 năm, công dân Hong Kong đã không có quyền bầu ra nhà lãnh đạo của họ, nhưng vẫn được hưởng các quyền tự do khác. Điều đó giúp thành phố này trở thành một trung tâm kinh tế toàn cầu.
Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 đặt ra các điều khoản về việc bàn giao, bao gồm việc đảm bảo về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thị trường tư bản và hệ thống thông luật của Anh. Nhiều người ở Hong Kong không muốn từ bỏ các quyền tự do đó và đòi hỏi quyền tự quyết cao hơn. Đòi hỏi này khiến Trung Quốc phải tăng cường khẳng định quyền lực của mình đối với các vùng lãnh thổ đầy biến động như Tân Cương, Tây Tạng hay Hong Kong.
5. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế?
Nền quản trị khác biệt của Hong Kong đã giúp nó trở thành cửa ngõ chính cho các nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Một phần vì nhiều công ty toàn cầu không tin tưởng vào các cơ quan quản lý và hệ thống pháp lý của đại lục. Hoa Kỳ cũng coi Hong Kong khác biệt với phần còn lại của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại. Vì vậy, nó được miễn thuế thời Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa Trung Quốc.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng lớn đã nói rằng họ sẽ xem xét lại tình trạng đặc biệt của Hong Kong nếu nhận thấy Trung Quốc đang phá hoại quyền tự trị của thành phố này. Luật Hoa Kỳ không nói gì về thời kỳ sau năm 2047.
6. “Một quốc gia, hai chế độ” có kéo dài được đến năm 2047?
Nó là một sự sắp đặt phù hợp với Trung Quốc theo nhiều cách, bao gồm cả việc củng cố vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính toàn cầu. Trung Quốc luôn để ý đến việc duy trì tình trạng thành phố này bởi vì nó được xem như là một hình mẫu tiến đến việc thống nhất Đài Loan.
Jonathan Robison, điều phối viên chương trình và trợ lý nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) đã viết một bài báo được đăng trên trang web của tổ chức này, lập luận rằng “một quốc gia, hai chế độ” không nên được coi là khuôn khổ cho nền tự do dân chủ, điều mà Hong Kong chưa bao giờ có được ngay cả dưới thời thuộc địa Anh. Chỉ nên coi nó như một sự dàn xếp mà đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chấp nhận.