‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Tổng thống Mỹ Donald Trump là tổng thống thứ ba trong lịch sử nước này bị Hạ viện luận tội. Đây cũng là cơ hội hiếm có để học một số từ, ngữ tiếng Anh có liên quan. Ta thử điểm qua một số từ, ngữ quan trọng xem sao.
Cụm “to impeach” hay được dịch là “luận tội”, còn “impeachment” là dạng danh từ của “to impeach”, nghĩa là “việc/sự luận tội”.
Với các học giả miền Nam trước 1975, “to impeach” thường được dịch là “đàn hạch“.
Ví dụ:
To impeach, theo từ điển Merriam-Webster, có hai nghĩa: (i) truy tố [ai đó] vì một tội hay một hành vi ứng xử nào đó, và (ii) nghi ngờ.
Việc Hạ viện quyết định impeach Tổng thống Donald Trump có thể hiểu là Hạ viện truy tố ông Trump vì họ cho rằng, với những chứng cứ họ thu thập được, ông Trump đã phạm hai tội: lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.
Việc này có thể so sánh, dù hơi khập khiễng, với việc viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam (hay công tố viên ở các nước khác) truy tố một ai đó ra tòa, sau một thời gian điều tra. Nghị quyết luận tội chính là cáo trạng. Và đây cũng có thể gọi là một cáo buộc. Sau khi bị Hạ viện luận tội, ông Trump sẽ bị đưa ra xét xử ở Thượng viện.
Cụm này là một danh từ, có nghĩa là “việc/sự/tội lạm dụng quyền lực”. Dạng động từ của nó là “to abuse power”. Ví dụ:
Tội lạm dụng một cái gì đó khá dễ tìm trong luật hình sự các nước. Chẳng hạn Bộ luật Hình sự Việt Nam có “tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (abuse of power or position for appropriation of property), hay “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (abuse of trust to appropriate property).
Ông Trump bị Hạ viện cáo buộc lạm dụng quyền lực vì đã sử dụng địa vị tổng thống của mình để đề nghị/yêu cầu/ép (tùy góc nhìn) chính phủ Ukraine điều tra con trai của cựu tổng thống Joe Biden (liên quan đến việc làm ăn của ông này ở Ukraine), trong khi ông Joe Biden hiện nay đang là ứng cử viên số 1 của đảng Dân chủ, nhiều khả năng sẽ đại diện đảng này để đối đầu với ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.
Ông Trump còn bị cho là lạm dụng quyền lực ở chỗ đã hoãn giải ngân một khoản viện trợ quân sự trị giá 391 triệu USD cho Ukraine để dùng nó làm điều kiện ép chính phủ nước này điều tra con trai của cựu tổng thống Biden.
Tóm lại, hành vi lạm dụng quyền lực của ông Trump ở đây là sử dụng quyền lực tổng thống để làm lợi cho chiến dịch tranh cử của mình, thông qua việc đề nghị nước khác can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, trực tiếp gây tổn hại tới lợi ích quốc gia của Mỹ.
Cụm từ này được dịch là “việc/sự/tội cản trở Quốc hội”.
Cấu trúc “obstruction of something” là một cụm chỉ việc cản trở một cái gì đó. “To obstruct something” là dạng động từ của nó. Ví dụ:
Tội cản trở một cái gì đó là tội khá phổ biến trong luật hình sự các nước. Chẳng hạn Bộ luật Hình sự Việt Nam có “tội cản trở việc thi hành án” (obstruction of judgment execution), hay “tội cản trở giao thông đường bộ” (obstruction of road traffic).
Liên quan đến ông Trump thì ta còn nghe đến “tội cản trở tư pháp” (obstruction of justice) vốn ồn ào một thời gian khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Lưu ý: một số người dịch cụm này là “cản trở công lý”. Cách dịch như vậy là không chính xác, bởi tội này về bản chất là cản trở các thủ tục tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Hành vi của ông Trump bị Hạ viện cho là “cản trở Quốc hội” là việc ông chỉ đạo các nhân viên dưới quyền không được chấp hành lệnh triệu tập (subpoena) của các ủy ban trực thuộc Hạ viện Mỹ trong quá trình Hạ viện điều tra việc ông lạm dụng quyền lực, cũng như ông lệnh cho các cơ quan dưới quyền không được cung cấp các văn bản mà Hạ viện yêu cầu.
Đây là những từ được nhắc đến thường xuyên trong những ngày qua, hay chính xác hơn là những năm qua, khi chính trường Mỹ ngày càng phân cực rõ ràng.
Partisan vừa có nghĩa là người theo một đảng phái/phe phái nào đó, vừa có nghĩa là có tính đảng phái/phe phái, nhưng thường được dùng như một tính từ. Ví dụ:
Cuộc điều tra luận tội Trump bị nhiều người cáo buộc là một trò chơi phe phái. Đó là khi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ hoàn toàn chia rẽ hoặc gần như hoàn toàn chia rẽ. Đảng Dân chủ thì hoàn toàn/gần như hoàn toàn muốn luận tội, còn đảng Cộng hòa thì hoàn toàn/gần như hoàn toàn phản đối luận tội. Kết quả là sau khi Hạ viện bỏ phiếu thì số phiếu ủng hộ và phản đối gần như trùng với số ghế của mỗi đảng. Có một cụm khác trong tiếng Anh chỉ tình trạng này: “to do something along party lines”. Ví dụ:
Theo từ điển Cambridge, “party line” là đường lối chính thức của một đảng. “To vote along party lines” nghĩa là bỏ phiếu theo đảng phái, ai ở đảng nào thì bỏ phiếu theo đường lối thông thường của đảng đó; còn “to cross party lines” nghĩa là phá rào, không làm theo đường lối của đảng mình mà theo đảng khác. Trong cuộc bỏ phiếu luận tội Trump ở Hạ viện, có hai dân biểu Dân chủ phá rào bỏ phiếu chống, theo chân các dân biểu Cộng hòa.
Bipartisan thì chỉ là tính từ thôi, chỉ một việc gì đó được cả hai đảng ủng hộ (lưỡng đảng). Tiền tố “bi” đứng trước một từ gì đó thì có nghĩa là “hai”. Một ví dụ điển hình gần đây của một thỏa thuận lưỡng đảng là Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, vốn được các nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ gần như tuyệt đối. Trong trường hợp như vậy thì ta gọi đó là một “bipartisan legislation”.
Còn người không theo đảng phái nào thì được gọi là “non-partisan”.
Dân biểu, hay thành viên của Hạ viện, được gọi là “representative”, nghĩa là người đại diện. Thành ra, Hạ viện được gọi là “House of Representatives”. Đôi khi dân biểu còn được gọi là “member of the House”, “congressman” (với nam), “congresswoman” (với nữ).
Đối với thành viên của Thượng viện, người ta dùng chữ “senator”. Thượng viện thì được gọi là “Senate”.
Ví dụ:
Không phải là “người phát ngôn của Hạ viện”. Cụm này phải được dịch là “Chủ tịch Hạ viện”. Bên cạnh “Speaker of the House”, người ta còn dùng cụm “House Speaker”.
Hiện nay, Chủ tịch Hạ viện Mỹ là bà Nancy Pelosi, dân biểu bang California. Bà chính là người chủ trì phiên bỏ phiếu luận tội Trump ngày 18/12/2019.
Nếu theo dõi các phiên họp của Hạ viện Mỹ, ta sẽ thường xuyên thấy người chủ trì không phải là bà Nancy Pelosi mà là một dân biểu nào đó, nhưng vẫn được gọi là “Madam Speaker” hay “Mister Speaker”. Khi gặp trường hợp này, ta có thể dịch là “Bà Chủ tọa”, “Ông Chủ tọa”. Trong phiên tranh luận luận tội Trump, bà Pelosi không làm chủ tọa, mà là một dân biểu khác, khi đến lượt mình phát biểu, bà Pelosi cũng gọi người chủ tọa là “Madam Speaker“.
Ví dụ: