Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Các ca xác nhận nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam đã xuất hiện.
Khi thông tin về hai người nhiễm bệnh Trung Quốc đến từ Vũ Hán được công bố vào ngày hôm qua 23/1/2020, nhiều người Việt Nam không khỏi thắc mắc, hay thậm chí oán trách. Vì sao hai người này đã bệnh vậy còn di chuyển khắp từ Bắc xuống Nam, “rải bệnh” tùm lum vậy? Và vì sao chính quyền lại cho phép họ tự do di chuyển như thế?
Đó đều là những thắc mắc chính đáng, nhưng oán trách thì có phần sai chỗ.
Hai người bệnh ở Vũ Hán trên, cũng như rất nhiều người Trung Quốc từ Vũ Hán, đã ra khỏi thành phố từ vài tuần trước. Vào thời điểm đó, lãnh đạo Vũ Hán vẫn còntuyên bố“mọi chuyện nằm trong tầm kiểm soát”, còn người dân khắp nơi ở Trung Quốc vẫn vô tư“đâu cần lo lắng, có Đảng lo hết rồi”. Đến khi chuyên gia dịch tễ từ trung ương kiểm tra phát hiện đã có trường hợp nhân viên y tế bị lây nhiễm, quan chức địa phương còn khăng khănglắc đầu“không có chuyện đó”.
Thậm chí vào ngày 18/1/2020, khi ở nước ngoài đã có những ca xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên còn “virus ái quốc” vẫn chỉ quanh quẩn trong Vũ Hán (!), chính quyền thành phố còn cho tổ chức bữa cơm đại đoàn viêntất niên, tụ tập những 40.000 hộ gia đình tụm lại một chỗ ăn uống thỏa thuê.
Có người đã không tin nổi vào mắt mình, “hay là mấy người đó chê dịch bệnh bùng phát chưa đủ mạnh?!”.
Tất nhiên là không phải. Người dân Vũ Hán hay ở đâu cũng như nhau, cũng đều sợ chết, nhất là những cái chết lãng xẹt như nhiễm dịch bệnh.
Lý do họ vẫn vô tư rất đơn giản: không ai nói cho họ biết chuyện gì đang xảy ra.
Mọi thông tin đều bị kiểm soát, nguồn tin chỉ được lấy từ cùng một “cơ quan có thẩm quyền”. Và khi cơ quan có thẩm quyền đó có ý định che giấu, đa phần những người dân lương thiện sẽ lãnh đủ.
Các chính quyền ở những địa phương và các quốc gia khác cũng bị “lỗ đen thông tin” che mắt, không đủ thông tin để quyết định tức thời (trừ phi là kiểu chính quyền cực đoan như Bắc Triều Tiên, có thể ngay lập tức ra lệnh nội bất xuất ngoại bất nhập – một việc vốn dĩ cũng không khác gì mấy so với chính sách đóng cửa tự chơi xưa nay của họ).
Thậm chí đến cả các chuyên gia cũng không xoay sở nổi trong “lỗ đen” này.
Nhiều ý kiến chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến thời điểm hiện tại, ngày 24/1/2020, vẫn chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh corona tại Vũ Hán, bất chấp việc nó đã lan ra hơn một chục nước. WHO có lý do (và khó khăn) của họ: không đủ thông tin.
Các chuyên gia của WHO đến naychưa thể biếtđược nguồn lây bệnh đầu tiên, cơ chế lan truyền chính xác của nó, độc lực tới đâu … Họ không được tham vấn và cung cấp thông tin ngay từ đầu. Mãi cho tới khi các quan chức địa phương không còn “kiểm soát được tình hình”, WHO mới được nhắc đến.
Tình hình còn tệ hơn ở cách mà các lãnh đạo địa phương đó muốn “kiểm soát”.
Quản Dật, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Hong Kong, người từng có vô số kinh nghiệm chống SARS, khi đến Vũ Hán để tìm hiểu thông tin dịch bệnh đã phải lắc đầu ngán ngẩm khi thấy mức độ chủ quan trong công tác phòng chống dịch nơi đây.
Nhưng điều đáng sợ nhất,theo lờivị chuyên gia này, là họ đã thanh tẩy sạch sẽ toàn bộ chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là nguồn gốc phát tán bệnh đầu tiên, trước khi điều tra ra được căn nguyên của dịch bệnh.
Đây đích thị là minh họa điển hình của “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” – chỉ có điều người ta không biết chắc cái dốt này là giả ngu hay cố tình.
Hiện trường vụ án đã bị xóa sổ, làm sao điều tra? Quản Dật bất lực, “nơi này hình như không cần chuyên gia phòng dịch, cũng không cần các nhà khoa học.” Vì vậy dù mới đặt chân đến Vũ Hán vào ngày 21/1, ngay hôm sau ông đã rời khỏi.
Cũng chính vị chuyên gia này cảnh báo, rằng khả năng bộc phát lây lan của dịch cúm corona Vũ Hán có thểgấp 10 lầnSARS ngày trước.
Theo tính toán của ông, dựa vào chu kỳ ủ bệnh,đợt bùng phát tiếp theocủa dịch có thể sẽ đến vào cuối tháng giêng, khoảng từ ngày 27/1/2020.
Cho đến thời điểm này, độc lực của virus corona có vẻ vẫn thấp hơn nhiều so với các loại virus cúm gần đây như MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) hay SARS. Tỷ lệ tử vong của nó còn thấp và chủ yếu nguy hiểm đối với những người lớn tuổi, có tiền sử bệnh từ trước.
Nhưng khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng, không ai biết được khả năng đột biến của virus sẽ khiến độc lực của nó tăng thêm hay yếu đi.
Việc che giấu thông tin vì vậy giống như một canh bạc chết người. Nếu hên thì dịch sẽ yếu dần, xui thì tất cả cùng chết.
Bạn sẽ thắc mắc, có ai điên lại đi đánh canh bạc đần độn kiểu đó?
Họ không điên, cũng không đần độn. Nhưng bạn sẽ phải xỏ chân vào chiếc giày của họ để hiểu cách những quan chức trong các chế độ độc tài suy nghĩ và hành động.
Câu chuyện về thảm họa Chernobyl mà Luật Khoa từng cóbài viếtgiới thiệu là một ví dụ điển hình.
Khi nhà máy phản ứng hạt nhân Chernobyl gặp sự cố đầu tiên vào tháng 4/1986, những người lãnh đạo quản lý tại đây đã họp lại và quyết định báo cáo sự việc lên cấp trên theo hướng “chuyện nhỏ”, và “mọi thứ đều trong vòng kiểm soát”.
Mãi đến lúc người ta phát hiện phóng xạ rò rỉ ở cách đó hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km, sự việc mới vỡ lở.
Khi đó, đã có hàng trăm người nhiễm xạ, và hàng chục người sẽ chết trong đau đớn. Đa phần các nạn nhân đều là lính cứu hỏa, sĩ quan quân đội có mặt bảo vệ nhà máy theo lệnh. Họ không hề được thông báo gì về tình hình thảm họa cũng như mối nguy chết người mà bản thân phải đối mặt.
Những nạn nhân này không có đủ thông tin để biết được sự thật.
Trong khi những lãnh đạo của họ thì lại có dư thông tin để giấu diếm sự thật.
Vì sao vậy?
Con người ở đâu cũng biết nói dối. Quan chức lãnh đạo cũng là người, họ cũng biết nói dối.
Nhưng so với các đồng nghiệp ở những nơi khác, quan chức trong thể chế độc tài có động cơ và điều kiện để nói dối cao hơn hẳn.
Dân không trao cho họ quyền lực (chẳng ai bầu họ). Ngược lại, họ giành giật quyền lực từ tay dân. Địa vị của các loại quan chức này không đến từ dân, mà đến từ các “đồng chí” – những người “tin tưởng, đề bạt, tiến cử và bổ nhiệm” họ.
Vì vậy trách nhiệm của họ (nếu có) chỉ là dành cho những đồng chí, cấp trên của mình, những người sẽ quyết định chiếc ghế của họ có vững hay không, sẽ được nâng lên hay đạp xuống.
Với bản chất đó của thể chế, các vị quan chức lãnh đạo này không có bất kỳ động cơ nào để có trách nhiệm với người dân – những người không có tiếng nói ảnh hưởng gì đến quyền lực của họ.
Và với thể chế độc tôn đó, khi thông tin bị bóp nghẹt, họ lại càng có điều kiện để dối trên lừa dưới.
Không có tự do thông tin, không có báo chí điều tra, không có hội đoàn độc lập, có bao nhiêu người có đủ năng lực, đủ dũng cảm và đủ kiên trì để lật tẩy những lời dối trá của họ? Bạn có thể nhìn ra xung quanh, và sau đó tự nhìn vào gương, để tìm câu trả lời.
Rất ít.
Canh bạc này vì vậy quá hời.
Sẽ luôn có những kẻ rớt đài, bị đưa lên thành ví dụ để “đốn củi” hay “đả hổ diệt ruồi” nhằm xoa dịu lòng dân. Nhưng những kẻ không may đó sẽ luôn luôn là thiểu số.
Các quan chức độc tài, mỗi khi nhìn xung quanh, thấy tuyệt đại đa số đồng chí của mình đều đi lên từ dối trá, từ gian lận, từ ăn cướp, họ tất nhiên sẽ nghĩ mình cũng thuộc nhóm đa số đó.
Có chí làm quan, có gan làm giàu là vậy.
Thiếu chí, họ đã không leo trèo được trên vai các đồng chí của mình. Không có gan, họ đã không dám đánh cược với sự thật, huống hồ xác suất trúng mánh lại quá hời như vậy.
Hiểu được bản chất của thể chế độc tài, người ta sẽ không còn ngạc nhiên gì trước những lời dối trá, tiền hậu bất nhất, tự vả vào mặt mình của các quan chức lãnh đạo tại đây.
Sự ngạc nhiên sẽ chỉ đến nếu trong cái thể chế lý tưởng cho dối trá này, vẫn tồn tại những người nói thật và làm thật.
Những con virus chết người lây lan khắp nơi tất nhiên là một chuyện không may. Nhưng đồng thời nó cũng là cơ hội để những người sống trong các thể chế độc tài tự chất vấn mình.
Ta muốn tự do cho ai, virus hay con người?
Nội việc phải hỏi điều này đã là một chuyện có phần bi hài.
Đến con virus nó cũng đâu cần phải có ai cho phép mới tự do.