Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Tóm tắt:
***
Khi một loại dịch bệnh bắt đầu lây nhiễm trong cộng đồng, chính quyền có tổng cộng ba lựa chọn để kiểm soát dịch bệnh:
Đó là tổng hợp của Giáo sư Ferguson NM và các cộng sự (Khoa Y, trường Imperial College London – Anh) trong một nghiên cứu đối với loại cúm H5N1 influenza A.
Cân nhắc tình hình dịch của coronavirus tại Việt Nam hiện nay, có lẽ chúng ta đang áp dụng hoặc nghiên cứu áp dụng cả ba yếu tố. Có 16 ca nhiễm bệnh tại Việt Nam đang được áp dụng biện pháp số (2), và phác đồ điều trị của Việt Nam dường như có hiệu quả khi có tới 15/16 ca đã được xem là khỏi bệnh (giả định số liệu chính phủ công bố là chính xác).
Đối với biện pháp dùng vaccin, cho đến nay các viện trong nước đang thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với một số thành tựu được công bố như thành công trong việc nuôi cấy phân lập virus, được cho là những bước đầu tiên để có thể phát triển vaccine chống loại bệnh này. Tuy nhiên, biện pháp thứ ba có vẻ vẫn sẽ không thể được áp dụng trong tương lai gần.
Như vậy, cho đến hiện nay, biện pháp đầu tiên về hạn chế tương tác, mà cụ thể là cách ly bệnh nhân và đóng cửa trường học, là còn phải cân nhắc xem có nên áp dụng hay không. Chúng ta không thiếu những cuộc tranh cãi cùng nhiều ngôn từ miệt thị mà các phe dành cho nhau. Để đóng góp một cách tích cực vào những tranh cãi này, bài viết kỳ vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những số liệu và lập luận khoa học cụ thể để chúng ta có cách đối diện với dịch bệnh một cách cẩn trọng nhưng lý tính.
Có ít nhất ba vấn đề mà chính quyền phải cân nhắc.
Một nghiên cứu liên quan đến khả năng làm thuyên giảm và kiểm soát cúm influenza chủng A (H7N9) vào năm 2013 tại Hoa Kỳ cho thấy, nếu trong thời gian đóng cửa trường học mà không điều chế được vaccine hay phát triển được liệu pháp điều trị thì việc cho nghỉ học không có tác dụng ngăn ngừa dịch bùng phát.
Đây là nỗ lực mới của Giáo sư Isaac Chun-Hai Fung thuộc trường Đại học Georgia Southern (Mỹ) cùng các chuyên viên đến từ Trung tâm Kiểm soát và phòng chống Dịch tễ tiểu bang.
Các tác giả cho thấy, như trên biểu đồ, việc không cho học sinh đi học thật ra là một biện pháp “câu giờ”. Nếu hệ thống trường học đóng cửa một tuần, thời gian đạt đến đỉnh của dịch sẽ lùi lại năm ngày. Nếu hệ thống trường học đóng cửa 84 ngày, thời điểm bùng phát đỉnh điểm của dịch sẽ lùi lại đến 60 ngày.
Các tác giả cũng cảnh báo rằng có dời lịch hay nghỉ học đến như thế nào đi chăng nữa thì dịch vẫn sẽ bùng phát, và việc nghỉ học này cũng không làm thay đổi mức độ nặng nhẹ của dịch. Theo nghiên cứu, cho học sinh nghỉ cả năm tháng cũng không làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh trong thời kỳ đỉnh điểm của dịch (từ 16,5 triệu trường hợp còn 16,1 triệu trường hợp). Trừ khi cùng lúc với việc đóng cửa trường học, các cơ quan cơ quan chức năng rốt ráo phát triển liệu pháp chữa trị hay vaccine, thì việc cho nghỉ học thường sẽ không làm thay đổi kết quả cuối cùng của dịch bệnh.
Các biện pháp hạn chế tương tác xã hội luôn có chi phí ngăn chặn dịch cao nhất.
Hạn chế tương tác xã hội đồng nghĩa với việc người dân sẽ tránh đi những nơi tập trung đông người, nơi các mối quan hệ kinh tế diễn ra.
Đóng cửa trường học, một phần cũng khiến cho nhiều hoạt động kinh tế phụ thuộc mất đi nguồn thu, nhưng phần quan trọng khác là chúng làm cho năng suất lao động và khả năng tập trung lao động giảm đi nặng nề. Cha mẹ và người có trách nhiệm trông nom trẻ em có thể sẽ phải nghỉ làm hoặc tiêu tốn nhiều chi phí khác để chăm sóc trẻ trong khi trường học không mở cửa.
Đáng nói hơn, theo thống kê về chi phí bỏ ra để ngăn chặn một người chết vì bệnh dịch (cost per death prevention), được đưa ra trong quyển Các ưu tiên của phòng chống dịch (Disease control priorities: improving health and reducing poverty) của Viện Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ (National Center for Biotechnology Information – NCBI), đóng cửa trường học là biện pháp tiêu tốn chi phí cao nhất để ngăn chặn thiệt hại nhân mạng từ dịch.
Như biểu đồ trên thể hiện, chúng ta có thể thấy biện pháp cung cấp và sử dụng khẩu trang là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí xã hội nhất, chỉ ở mức 2.320 đô-la Mỹ để ngăn chặn một người thiệt mạng. Hoạt động giám sát sức khỏe công dân nói chung chỉ tốn khoản 3.770 đô-la Mỹ để bảo vệ một nhân mạng. Các loại vaccine phòng bệnh có thể khiến xã hội tiêu tốn gấp nhiều lần hơn thế, ở mức 297.000 đô-la. Đóng cửa trường học, chễm chệ ở vị trí đầu tiên, khiến cho xã hội tiêu tốn đến gần 10 triệu đô-la chỉ để bảo vệ một nhân mạng.
Song những số liệu này mà bài viết đưa ra, dù khách quan, không nhằm ủng hộ việc mở lại trường học sớm và bất chấp sức khỏe của con trẻ để duy trì lợi ích kinh tế. Việc áp dụng hiệu quả công cụ đóng cửa trường học phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh dịch và tình hình kinh tế, công ăn việc làm nói chung của một quốc gia.
Ví dụ, tại một quốc gia mà nền kinh tế hộ gia đình-cá thể chiếm số lượng đáng kể như ở Việt Nam, việc đóng cửa trường học có thể sẽ không dẫn tới suy giảm năng suất lao động nghiêm trọng như tại những quốc gia công nghiệp hóa cao, với phần lớn dân cư phải gửi con vào trường học và tham gia vào các hoạt động sản xuất chuyên nghiệp như Nhật hay Hàn Quốc.
Hay ngược lại, nếu lực lượng điều dưỡng và y bác sĩ của một quốc gia phần lớn đang trong độ tuổi lập gia đình hay có con nhỏ, đóng cửa trường học có thể dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng khác dành cho hệ thống y tế và mô hình phòng chống dịch chứ không phải chỉ có thiệt hại về mặt kinh tế. Trong thời kỳ đỉnh điểm của dịch cúm influenza hồi năm 2009, báo cáo của hai nhà nghiên cứu là Robert E. Falcone cùng với Andrew Detty (Hiệp hội Bệnh viện Ohio), đã ghi nhận có đến 40% các nhân viên y tế không thể tham gia vào các hoạt động chống dịch cộng đồng và cứu chữa bệnh nhân. Một phần rất lớn lý do trong đó là việc họ phải ở nhà chăm sóc con cái.
Nghỉ học hay không nghỉ học là một thế khó mà người viết thừa nhận chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt.
Một phương pháp ra quyết định mà chính phủ có thể cân nhắc là thí điểm đóng cửa trường học tại một số địa phương và mở tại một số địa phương để nắm bắt tình hình dịch bệnh, chi phí đi kèm và từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp cho cả nước.
Để làm bằng, có thể lấy các quyết định chính sách liên quan đến việc đóng cửa một số trường học tại Dallas/Fort Worth thuộc tiểu bang Texas (Mỹ) làm cơ sở cân nhắc cho tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Ở một quận, toàn bộ tám trường công lập đều bị đóng cửa để giảm khả năng truyền nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các quận lân cận đều mở cửa trường học và quá trình học tập – giảng dạy diễn ra bình thường.
Thực tế này là cơ sở cho nghiên cứu vào năm 2013 của hai nhóm thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng chống Dịch tễ thuộc tiểu bang Georgia và tiểu bang Texas, trong đó đánh giá và phân tích hiệu quả của chính sách đóng cửa trường học nhằm đối phó với dịch influenza H1N1.
Kết quả cho thấy việc đóng cửa trường học (dù chỉ trong tám ngày) có lợi ích rất lớn trong việc kiểm soát bệnh dịch cũng như các triệu chứng bệnh liên quan đến cảm cúm influenza giữa trẻ em đang trong độ tuổi đến trường lẫn gia đình mà các trẻ này sinh sống. Nghiên cứu này thừa nhận một số nhược điểm về cách tiếp cận và mô hình đánh giá, nhưng chúng cho thấy hiệu quả đáng kể của hoạt động đóng cửa trường học.
Cũng trong cùng đợt dịch, một nghiên cứu khác của Phòng Dịch vụ Sức khỏe và Con người thuộc thành phố Dallas lại có cách tiếp cận khác.
Họ thừa nhận rằng, tại những thời điểm dịch bệnh bùng phát (trigger points), việc đóng cửa trường học là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng nói chung và trẻ em nói riêng. Các yếu tố liên quan đến sinh lý, xã hội và sự phát triển của trẻ em khiến chúng là một trong những nhân tố chính trong chuỗi lây lan của dịch cúm. Mặt khác, lớp học là nơi có mật độ người cao nhất so với các các không gian xã hội khác như nhà ở, sân chơi, văn phòng hay trung tâm thương mại. Vì vậy, việc cho phép trẻ em được nghỉ học trong những thời điểm quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến nỗ lực kiểm soát dịch.
Tuy nhiên, để trẻ em ở nhà dưới sự kiểm soát và chăm sóc y tế không chuyên của gia đình cũng có thể có nhiều hệ lụy, vì trẻ vẫn có thể bị nhiễm bệnh trong những môi trường khác ngoài trường học và không được phát hiện sớm nhờ hệ thống y tế trong nhà trường.
Nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc đóng cửa trường học vào những thời điểm “chưa chín muồi” sẽ khiến cho các cơ sở y tế trường học không còn theo dõi được tình hình sức khỏe của học sinh. Điều này khiến cho khả năng giám sát dịch bệnh trong cộng đồng nói chung giảm đi đáng kể, và cơ quan chức năng mất đi một nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá tình hình cũng như đưa ra các biện pháp ngăn ngừa cụ thể.
Hiển nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả và năng lực của hệ thống y tế trường học vẫn còn là một ẩn số.