Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Căn cứ vào pháp luật, đối với hành vi phạm pháp, phát biểu sai sự thật của anh trên mạng, chúng tôi đưa ra cảnh cáo và khiển trách.
Hành vi của anh gây rối loạn nghiêm trọng trật tự xã hội. Hành vi của anh vượt qua giới hạn cho phép của pháp luật, vi phạm các quy định liên quan trong điều lệ quản lý trị an, là một hành vi phạm pháp!
Cơ quan công an hy vọng anh tích cực hợp tác, nghe theo sự khuyên bảo của cảnh sát, chấm dứt hành động vi phạm pháp luật. Anh có làm được không?
Trả lời: Có
Chúng tôi hy vọng anh bình tĩnh suy nghĩ rõ ràng, đồng thời trịnh trọng cảnh cáo anh: nếu anh vẫn cố chấp không biết hối cải, tiếp tục thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật, anh sẽ phải chịu chế tài của pháp luật! Anh nghe rõ chưa?
Trả lời: Rõ
Đó lànội dungcủa “Bản khiển trách” mà công an Vũ Hán buộc bác sĩ Lý Văn Lượng cùng bảy người bạn khác của anh phải ký xác nhận (cùng với việc ghi “rõ” và “có” như trên).
“Hành vi phạm pháp” ở đây là việc bác sĩ Lý đãthông báocho những bạn bè đồng nghiệp của mình về sự xuất hiện “các ca nhiễm virus corona đang bị cách ly”.
Đó là ngày 30/12/2019. Ngay hôm sau, ảnh chụp màn hình tin nhắn của Lý được lan truyền trên các trang mạng xã hội khác.
Một ngày sau đó, chính quyền thành phố mới thông báo chính thức về sự xuất hiện của các ca lây nhiễm viêm phổi không rõ nguồn gốc.
Trong cùng ngày, công an tuyên bố trừng phạt tám người trong nhóm của bác sĩ Lý về tội “lan truyền tin đồn”.
Tội của Lý là đã dám cầm đèn chạy trước ô tô: mở miệng nói trước khi lãnh đạo cho phép nói.
Những gì diễn ra sau đó, nhiều người đã biết rõ.
Dịch bệnh hóa ra không phải “có thể khống chế và kiểm soát” như lời các quan chức. Nó đã và đang trở thành một trong những đại dịch gây thiệt hại nặng nề nhất trong thế kỷ 21 của Trung Quốc, lan ra các nước khác, và vẫn chưa ai biết mức độ sẽ tới đâu.
Những người như Lý Văn Lượng lại được tôn thành anh hùng, can đảm tiết lộ sự thật khi chính quyền bưng bít.
Sự giận dữ của dư luận khiến cho cả Tòa án Tối cao Trung Quốc cũng phải ra mặt bênh vực nhóm bác sĩ Lý.
Trong một động thái hiếm hoi đi ngược lại với chủ trương kiểm soát bóp nghẹt tự do ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tài khoản mạng xã hội của Tòa Tối cao nhận định“nếu lúc đó mọi người nghe theo ‘tin đồn’ này, chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, tiêu độc, không tiếp xúc với động vật hoang dã … lẽ ra sẽ là một chuyện may mắn, giúp công tác khống chế dịch bệnh được tiến hành tốt hơn nhiều”.
Tuy không gọi thẳng tên chính quyền Vũ Hán, bài viết chỉ trích “quan chức các cấp không thể xem việc công khai tin tức là chuyện chỉ có mình mới được quyền làm”.
Ngay cả khi hứng chịu nhiều búa rìu từ dư luận, các quan chức, đặc biệt là cơ quan công an, vẫn tiếp tục bám lấy cái cớ để trừng phạt bác sĩ Lý: đưa tin sai sự thật.
Cái “sai sự thật” là Lý đã nói với bạn bè của mình đây là “dịch bệnh SARS”.
Sau đó tất cả đều biết đây là một chủng virus corona mới, cùng họ hàng với SARS, với các triệu chứng gần như hoàn toàn tương tự.
Vào thời điểm Lý Văn Lượng chia sẻ tin tức cho bạn bè, trên thế giới này có lẽ không có bất kỳ ai biết được sự tồn tại của chủng virus mới đó, nhất là khi tình hình dịch bệnh cố tình bị giấu nhẹm.
Nhưng chính quyền một khi đã quyết tâm bắt lỗi, trừng phạt, và bịt miệng những người trái ý mình, bất kỳ một tiểu tiết vặt vãnh nào cũng có thể trở thành viên đạn đại bác nổ vang trời.
Cái tên Lý Văn Lượng vào ngày đầu tiên của năm 2020 được “bêu danh” cả trên CCTV, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, trong một nỗ lực “trừng trị những kẻ lan truyền tin đồn” (thật giống với chị em VTV của Việt Nam).
Hơn một tuần sau khi bị “cảnh cáo”, ngày 10/1/2020, bác sĩ Lýphát hiệnmình có triệu chứng bệnh, nghi ngờ bị lây nhiễm từ ca phẫu thuật mắt cho một bệnh nhân. Cha mẹ và người vợ đang mang thai của anh cũng có triệu chứng tương tự.
Lúc đó, các quan chức chính quyền vẫn một mực khẳng định “không có chuyện người lây người”.
Phải mất đến ba tuần tiếp theo, với nhiều lần chẩn đoán xét nghiệm “âm tính”, vào ngày 31/1/2020, Lý Văn Lượng mới có kết quả dương tính với chủng virus corona 2019.
Một tuần sau, anh qua đời.
Cái chết bất ngờ của bác sĩ Lý kéo theo rất nhiều nước mắt vàthổi bùnglửa giận trên khắp các diễn đàn ở Trung Quốc.
Sự phẫn nộ lên đến đỉnh điểm khi nhiều ngườitiết lộrằng, anh đã mất vào tối ngày 6/2, nhưng quan chức bệnh viện lại phủ nhận tin tức được lan truyền. Thay vào đó, lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp hồi sinh tích cực, dùng máy kích điện áp liên tục suốt ba tiếng đồng hồ, khiến cuối cùng xương ngực của anh đều bể nát.
Phải đến rạng sáng ngày 7/2, giới chức bệnh viện mới ra thông báo xác nhận, rằng “sau khi đã tận tâm tận lực cứu chữa”, bác sĩ Lý đã không may qua đời.
Khi còn sống anh trở thành cái gai trong mắt lãnh đạo. Khi mắc bệnh anh không được chăm sóc cứu chữa kịp thời. Khi chết đi lãnh đạo sốt sắng dồn toàn tâm toàn lực biểu diễn trách nhiệm cùng năng lực phi phàm của họ.
Câu chuyện ngắn ngủi của Lý Văn Lượng có lẽ là phiên bản rút gọn của đại dịch lần này.
Khi các ca bệnh mới bộc phát, chính quyền bưng bít, trừng phạt bất kỳ ai hó hé “không theo chỉ đạo”. Khi dịch bệnh lan ra không còn giấu được, chính quyền vội vã phong tỏa, chứng tỏ trách nhiệm cùng năng lực kiểm soát của mình. Vài tháng nữa, nếu may mắn, dịch bệnh được khống chế, sau khi đã hại chết kha khá người, làm điêu đứng vô số gia đình, chính quyền sẽ lại hớn hở rêu rao về “thiên tài của đảng ta”.
Bi kịch của bác sĩ Lý là bi kịch chung của người dân trong các chế độ độc tài.
Nhiều người Trung Quốc tôn Lý là anh hùng, là biểu tượng cho quyền tự do ngôn luận của người dân.
Sự thật là, Lý Văn Lượng không hề có ý định làm anh hùng.
Ban đầuanh chỉ chia sẻ tin tức cho những người bạn trong một nhóm kín, không có ý định thông báo rộng rãi cho người dân. Lý còn dặn dò bạn bè không lan truyền ra ngoài, chỉ nên “báo cho gia đình người thân biết để cảnh giác”. Khi tin tức lộ ra, anh lo lắng sẽ bị trừng phạt (nỗi lo không thừa chút nào).
Nhưng khi bản thân và người nhà đã nhiễm bệnh, chính quyền vẫn tiếp tục bưng bít, bác sĩ Lý không còn gì để kiêng dè.
Trong những ngày trên giường bệnh, anh liên tục đăng bài trên mạng xã hội, công khai mọi thông tin mà trước đó chính quyền “cảnh cáo không được tiếp tục vi phạm”.
Hình ảnh một bác sĩ trẻ thở oxy nằm trên giường bệnh trở thành biểu tượng có lẽ vì nhiều người nhìn thấy tương lai của chính mình trong đó.
Những dòng hashtag # kiểu “Tôi muốn tự do ngôn luận” cùng với “Các quan chức phải đền tội” trênmạng xã hộiTrung Quốc sau cái chết của Lý nhanh chóng được hàng triệu lượt chia sẻ.
Nó cũng rất nhanh chóng bị chính quyền xóa bỏ.
Ngay sau khi Lý qua đời, chính quyền trung ươnglập tứccử chuyên viên cấp cao về Vũ Hán để “điều tra làm rõ”, nhưng có lẽ quan trọng hơn là để tìm cách làm dịu dư luận.
Nhiều người liên tưởng cái chết của bác sĩ Lý có thể sẽ kích động một làn sóng đòi tự do tương tự như cách đây 30 năm.
Năm 1989, Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đột ngột qua đời. Cái chết của nhà lãnh đạo cải cách rất được lòng dân (nhưng hoàn toàn mất lòng đảng) đã gián tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh dân chủ của giới sinh viên học sinh tại Thiên An Môn vào năm 1989.
Những bạn trẻ tại Thiên An Môn ngày đó vẫn còn đủ ngây thơ để tin rằng chính quyền sẽ lắng nghe dân.
Xét cho cùng, thứ họ yêu cầu chẳng có gì to tát: quyền tự do của chính mình. Họ không hề có ý định lật đổ chính quyền.
Nhưng chính quyền độc tài thì luôn xem tự do là tử huyệt.
Ba mươi năm sau, cho dù bị tẩy trắng hoàn toàn ký ức lịch sử bi thảm đó, có lẽ không còn mấy người Trung Quốc ngây thơ giống vậy.
Sống đủ lâu trong chế độ độc tài, ai cũng phải khôn ra.
Cho dù vẫn còn đó thói quen gửi gắm trách nhiệm làm “anh hùng”, làm “biểu tượng” ở người khác, đến một lúc nào đó, giống như Lý Văn Lượng, tự họ sẽ phải làm anh hùng cho chính mình.
Họ phải trở thành những người hùng bất đắc dĩ.
Đó không gì khác chính là sản phẩm của thể chế độc tài phi nhân tính.
Một khi người ta không còn trông chờ ai khác làm người hùng, mọi thứ bạo quyền đều sẽ là vô nghĩa.
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài bình luận xin gửi về địa chỉ bbt@luatkhoa.org.