Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Madame Nhu hay “Cô Long” (Dragon Lady) là những cái tên lừng lẫy một thời trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh Việt Nam. Tất cả đều được dùng để nói về Trần Lệ Xuân (1924 – 2011), vợ của Ngô Đình Nhu – em trai của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đương thời Ngô Đình Diệm. Vì ông Diệm không có vợ, Trần Lệ Xuân được xem là nắm giữ vai trò Đệ nhất Phu nhân thực tế của chính quyền miền Nam Việt Nam. Từ đó vai trò chính trị của Madame Nhu mở rộng và tăng cường trong suốt gần 10 năm Diệm đứng đầu bộ máy chính quyền.
Vậy bà Nhu thật sự có những quyền năng chính trị như thế nào? Liệu đây có phải là một dấu hiệu của sự trỗi dậy của nữ quyền tại Việt Nam? Hay nó có nên được xem là hiện tượng gia đình trị (nepotism), nơi mà ngay cả em dâu cũng có tiếng nói trong các hoạt động chính thức của nhà nước?
Một trong số những chỉ trích quen thuộc và thường xuyên nhất dành cho chính quyền Ngô Đình Diệm là việc ông cá nhân hóa nội các và những người nắm giữ thực quyền tư vấn chính sách.
Ví dụ như cá nhân em trai Ngô Đình Nhu của ông bị mô tả bằng những lời lẽ xúc phạm hết sức có thể bởi Alpha History, cho rằng người này là một kẻ nghiện ngập, một tên ủng hộ phong trào Phát Xít mới (Neo-Nazism), song lại được giao cho thẩm quyền xây dựng và giám sát sự hình thành của toàn bộ quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Hay trong một ví dụ khác, Trần Lệ Xuân là người kiến nghị sáng lập và cũng là người nắm quyền một nhóm nữ quân nhân có tên gọi Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam (Women’s Solidarity Movement), với mục tiêu tạo nền tảng giới nhằm ủng hộ cuộc chiến chống Việt Cộng ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long của Diệm. Song, theo bình luận của tác giả Robert Templer trên tờ The Guardian năm 2011, khi Trần Lệ Xuân qua đời, tổ chức này không làm được gì khác ngoài tiêu tốn lương nhà nước và chụp hình “quảng cáo” với bà Nhu.
Xét về mặt pháp quyền và các lý thuyết nguyên tắc tổ chức nhà nước, việc để em trai và em dâu của mình có tiếng nói quá lớn trong hệ thống chính trị quốc gia rõ ràng không đáng hoan nghênh. Nhưng nếu muốn hiểu về cách tiếp cận chính trị này, có lẽ người Việt Nam cần hiểu nguồn gốc của nó từ chính nền chính trị… Hoa Kỳ.