Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Thế giới xung quanh, cũng như bản thân chúng ta, thay đổi từng giờ từng phút một.
Không mấy người để ý đến những thay đổi chậm chạp này, giống như không mấy ai cảm nhận được trái đất đang chuyển động liên tục, vừa xoay quanh trục, vừa quay quanh mặt trời, và vừa bay vút trong không gian. Chỉ khi mặt đất đang đứng bất thình lình rung chuyển vì động đất hay núi lửa, chúng ta mới nhớ ra quả đất này biết động đậy và thay đổi.
Thiên tai, hay các thảm họa bất thường như đại dịch, chiến tranh là những sự kiện buộc loài người phải giật mình nhìn lại xung quanh.
Những điểm lặng đó, giống như đại dịch corona đang hoành hành, khiến chúng ta nhận ra thế giới của mình đã biến đổi ra sao, và sẽ thay đổi như thế nào.
Những biến chuyển diễn ra trên khắp các phương diện, tác động đến tất cả mọi người, và có thể sẽ tạo ra một tương lai rất khác so với hiện tại.
Từ hôm nay, 27/3/2020, Luật Khoa khởi đăng một loạt bài dự báo về những thay đổi trong tương lai do tác động của đại dịch COVID-19.
Ezekiel J. Emanuel, chủ tịch Khoa Đạo đức y học và Chính sách y tế của Đại học Pennsylvania, dự báo về viễn cảnh các hoạt động điều trị chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ càng lúc càng phổ biến.
Theo ông, nhiều năm qua hoạt động y tế từ xa (telemedicine) đã được đưa vào ứng dụng nhưng chỉ với vai trò phụ nhằm tăng tính tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, với bối cảnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe truyền thống bị quá tải do dịch bệnh, vai trò của y tế từ xa sẽ trở nên cấp thiết. Người bệnh sẽ không cần sử dụng phương tiện di chuyển, không phải ngồi chờ trong phòng bệnh, và quan trọng nhất là không phải tiếp xúc hay giành chỗ với các bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng cần chữa trị tại chỗ.
Ở Việt Nam, hoạt động y tế từ xa cũng đã xuất hiện từ hơn hai thập niên qua, tuy mức độ phổ biến vẫn còn hạn chế. Trong một hội thảo diễn ra vào tháng 4/2019, bác sĩ Nguyễn Thành Danh, giám đốc điều hành tập đoàn Besins Healthcare (Pháp), cho rằng y tế từ xa có thể là phương thức hỗ trợ phù hợp nhất cho tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế Việt Nam. Nó giúp các cơ sở đạt được ba mục tiêu quan trọng trong quản lý y tế: cải thiện hiệu quả điều trị, tiếp cận được số đông cộng đồng và giảm chi phí cung cấp dịch vụ, không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý.
Đợt dịch covid-19 lần này là cơ hội để người dân tìm hiểu về mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa. Một ví dụ của mô hình này là các ứng dụng chăm sóc sức khỏe được cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại. Người dùng có nhu cầu sẽ kết nối với bác sĩ thông qua ứng dụng (thực hiện cuộc gọi có hình ảnh). Nếu có thể chẩn đoán và kê đơn thuốc ngay, thuốc sẽ được giao tận nhà. Nếu thấy cần phải thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh viện trong hệ thống liên kết. Các kết quả sẽ được lưu lại thành hồ sơ bệnh án điện tử, là cơ sở để theo dõi quản lý sức khỏe về lâu dài.
Tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, người ta cũng dự báo hoạt động y tế từ xa tại đây sẽ tăng mạnh trong tương lai gần. Một nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company chỉ ra trong hơn một tháng dịch bệnh khởi phát, từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020, số người sử dụng các dịch vụ y tế trên mạng ở Trung Quốc tăng vọt. Trong đó một dịch vụ y học trực tuyến có lượng người dùng mới tăng đến 900%. Các hoạt động thăm khám sức khỏe cơ bản cùng những giao dịch y tế, kể cả việc mua bán thuốc tại Trung Quốc được dự báo sẽ dịch chuyển lên các nền tảng trực tuyến, vừa tiết kiệm chi phí cho các bên, lại vừa giảm rủi ro lây nhiễm và nguy cơ quá tải tại các cơ sở y tế.
(Còn nữa)