Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bài viết này nằm trong chuỗi bài dự báo về tác động của đại dịch COVID-19 tới cuộc sống của con người.
Đại dịch lần này cũng là dịp nhắc nhở tất cả nhân loại về ý nghĩa sống còn của tự do thông tin.
Người ta nhận ra nó không còn là một thứ quyền lợi trừu tượng, có cũng được, không cũng chẳng sao. Ngược lại, thông tin chính là ranh giới khác biệt giữa sự sống và cái chết. Trong đại dịch, nó là ranh giới của rất nhiều mạng sống và cái chết.
Bất kể các chiến dịch đổi trắng thay đen, cố gắng phủi trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc, không ai, đặc biệt là người dân đất nước này, quên được rằng chính sự che giấu thông tin từ ban đầu của các quan chức nơi đây đã khiến dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, và giờ đây lan khắp toàn cầu, cướp đi mạng sống của rất nhiều người.
Khi dịch bệnh lây lan, thứ duy nhất có thể dập tắt được nó là thông tin. Thông tin về cách phòng chống, cách chữa trị, những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao chính là hàng rào ngăn làn sóng xâm nhập của các con virus.
Hiểu rõ giá trị của thông tin, các tờ báo lớn thu phí như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal, The Atlantic… đều đồng loạt miễn phí truy cập các bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh.
Những nhà xuất bản các công trình nghiên cứu, dưới sức ép của cộng đồng khoa học, cũng phải mở cửa cho tất cả người đọc trên khắp thế giới truy cập vào kho dữ liệu hàng chục ngàn các nghiên cứu liên quan đến Sars-CoV-2. Việc này giúp cho tất cả những người làm khoa học có thể tiếp cận với đầy đủ dữ liệu từ các đồng nghiệp, qua đó hợp tác tìm ra phương thức khống chế và kiểm soát căn bệnh.
Trong đại dịch lần này, nhiều nhà khoa học cũng đã chủ động xuất hiện trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả dùng mạng xã hội để hợp sức chống lại một cơn dịch khác: dịch tin giả (infodemic).
Trong mọi thời khắc thiên tai dịch bệnh, tin giả – được tạo ra bởi sự thù hằn, nuôi dưỡng nhờ nỗi sợ hãi – luôn lây lan khắp nơi không thua gì tốc độ của bệnh dịch.
Nếu những tin tức minh bạch, chính xác có thể cứu người, thì những thứ tin đồn giả tạo, hoặc gắn dưới cái mác “chưa kiểm chứng”, hoàn toàn có thể giết người, và có khả năng hại chết rất nhiều người.
Đối diện với dịch bệnh, không ai có thể cung cấp những sản phẩm thông tin tử tế hơn là những người làm khoa học.
Trên các mạng xã hội của Việt Nam, vài tháng qua cũng đã xuất hiện những nhà khoa học có đóng góp tích cực trong việc phổ biến lan truyền kiến thức cho cộng đồng như giáo sư Nguyễn Văn Tuấnhay tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ.
Đại dịch là một cơ hội để chúng ta nhận ra giá trị của những người làm khoa học nói riêng và của những chuyên gia có kiến thức thật sự nói chung.
Trong một bài viết trên Politico, Tom Nichols, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân, bình luận rằng nước Mỹ nhiều năm qua đã trở thành một đất nước hời hợt (unserious). Đó là kết quả của các điều kiện ưu đãi, đất nước hòa bình, vật chất dư dả, công nghệ và mức tiêu dùng cao. Người Mỹ không còn phải lo nghĩ về các vấn đề nghiêm trọng ngày trước như chiến tranh hạt nhân, thiếu hụt dầu mỏ, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất cho vay cao ngút trời. Họ thậm chí bầu một ngôi sao truyền hình thực tế lên làm tổng thống, người chuyên tấn công chỉ trích hệ thống chính quyền và các tri thức chính trị dùng để điều hành đất nước.
Tom Nichols nhận định đại dịch lần này có thể sẽ thay đổi nước Mỹ, giúp người dân nhận ra rằng tầm quan trọng của khoa học và các chuyên gia có tri thức, đồng thời khiến họ tỉnh táo nghiêm túc trở lại, không còn xem điều hành chính trị là một show diễn mà phải là công việc đòi hỏi những người có trình độ thật sự.
Một lần nữa, đây không phải chỉ là bài học riêng của nước Mỹ.
(Còn nữa)