‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Khi nhắc đến các nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị tướng lãnh nào đó.
Thật vậy, ngay sau cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963, hầu hết những cái tên đáng kể trên chính trường miền Nam Việt Nam, từ Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh cho đến Trần Thiện Khiêm, Lê Minh Đảo hay Nguyễn Khánh, đều có xuất thân nhà binh.
Việc tập trung vào những nhân vật này làm cho bức tranh về nền chính trị của Việt Nam Cộng hòa không được hoàn chỉnh. Nhấn mạnh quá nhiều vào các nhóm quân sự kiểm soát chính quyền khiến góc nhìn về chính thể và môi trường chính trị của nền cộng hòa miền Nam Việt Nam có phần không lành mạnh, dễ bị bóp méo. Từ đó, bài viết, tư liệu dành cho các lãnh đạo dân sự thật sự của Việt Nam Cộng hòa cũng không còn bao nhiêu.
Dưới đây là bốn cái tên bạn có thể cân nhắc cho các đối thoại chính trị mới mẻ hơn về Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Văn Bông từng là một cái tên đầy triển vọng của chính trường miền Nam. Ngày nay, ông không được mấy ai ở Việt Nam biết đến. Nếu không có một bài báo chính thống được đăng trên tờ Dân Việt hồi năm 2011 kể về chuyện biệt động thành đã ám sát ông vào năm 1971, có lẽ càng ít người biết đến ông hơn nữa. [1]Sinh năm 1929 tại Gò Công, Tiền Giang trong một gia đình thị dân nghèo, Nguyễn Văn Bông khác biệt với hầu hết các chính trị gia có tiếng của Việt Nam Cộng hòa, vốn đều xuất thân từ các gia đình danh thế, không tư bản thì cũng đại điền chủ. Thông tin về đời tư và tuổi trẻ của Nguyễn Văn Bông hiện nay rất hiếm, đa phần chỉ còn có thể được tìm thấy trong quyển hồi ký “Autumn Cloud: Vietnam War Widow to American Activist”. [2] Quyển sách này do chính bà Lê Thị Thu Vân, vợ của ông Bông viết, nên có thể xem là một văn bản đáng tham khảo.