Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi ngày, vào lúc 8:00, 13:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư cho biết chính quyền nước này đang điều tra khả năng SARS-CoV-2 – chủng virus gây ra bệnh COVID-19 – xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán – nơi khởi phát đại dịch, Reuters cho biết.
Cùng ngày, đài Fox News đưa tin rằng loại virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán không phải với tư cách là một loại vũ khí sinh học, mà là một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc chứng minh rằng năng lực xác định và phòng ngừa virus của họ không thua kém gì Mỹ.
Trước đó một hôm, Tướng Mark Milley nói tình báo Mỹ cho rằng loại virus này nhiều khả năng có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải nhân tạo, nhưng không có gì là chắc chắn.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Thứ Tư vừa qua, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một trong những chính khách nổi bật nhất của Đảng Dân chủ Mỹ, vừa tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ. Bà là cựu đối thủ của ông Biden trong vòng tranh cử sơ bộ và có lúc nằm trong nhóm dẫn đầu cuộc đua nhưng đã bỏ cuộc cách đây hơn một tháng, NPR đưa tin.
“Vào thời điểm khủng hoảng này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là vị tổng thống tiếp theo sẽ phục hồi niềm tin của người Mỹ vào một chính phủ tốt và hiệu quả – và tôi đã chứng kiến Joe Biden giúp tái thiết đất nước chúng ta”, bà nói trên Twitter.
Ông Biden đáp lời: “Qua vòng tranh cử sơ bộ vừa qua, không có đối thủ cạnh tranh nào quả quyết với lập trường của mình hay sắc sảo trong lập luận hơn TNS Elizabeth Warren”.
Khi được đài MSNBC hỏi liệu bà có đồng ý làm ứng cử viên phó tổng thống nếu được ông Biden đề nghị không, bà Warren nói có.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Giáo sư Lawrence Gostin, Giám đốc Trung tâm Y tế công và Nhân quyền của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh lây lan ở các nước đang phát triển có thể dẫn tới những làn sóng dịch bệnh ngay cả sau khi nó đã bị kiểm soát, Asia Times đưa tin.
Ông cho rằng hiện nay tình hình ở châu Phi chưa đến mức tồi tệ, với chỉ 16.000 ca nhiễm, nhưng những ngày đen tối của châu lục này còn đang ở phía trước. Châu Phi sẽ đi sau Mỹ và châu Âu khoảng vài tuần, và các số liệu hiện nay đang gia tăng nhanh chóng.
“COVID-19 sẽ lây lan qua vùng hạ Sahara ở châu Phi và có lẽ cả tiểu lục địa Ấn Độ như một cơn tuyết lở”, ông nói.
“Ngay cả khi Mỹ và châu Âu đã kiểm soát được dịch COVID-19, nếu dịch vẫn còn lây lan ở những khu vực khác trên thế giới, thì trong một thế giới kết nối với nhau như thế này, nó sẽ quay lại châu Âu và Mỹ”.
“Và trên thực tế tôi có thể dự báo rằng nếu không kiểm soát được dịch bệnh ở những nước thu nhập thấp thì chúng ta sẽ thấy những đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư ở Mỹ và châu Âu”.
“Vậy nên chúng ta thực sự chỉ an toàn ngang với mắt xích yếu nhất trên chuỗi mắt xích toàn cầu mà thôi”.
Hồi giữa tháng Hai, tỷ phú Bill Gates cũng cảnh báo đại dịch COVID-19 xảy ra ở châu Phi sẽ gây quá tải hệ thống y tế ở đây và có thể dẫn tới 10 triệu người chết.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Gần 700 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle đã xét nghiệm dương tính với COVID-19, Bộ Quốc phòng nước này thông báo hôm thứ Tư, theo Reuters.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Đảng Dân chủ cầm quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra hôm qua, 15/4, với 180/300 ghế. Đây được coi là thắng lợi lớn nhất của bất kỳ đảng nào ở Hàn Quốc kể từ khi nước này dân chủ hóa năm 1987, Nikkei Asian Review đưa tin.
Chiến thắng này đồng nghĩa với việc cử tri Hàn Quốc ủng hộ cách Tổng thống Moon ứng phó với đại dịch COVID-19 trong những tháng qua.
Với thắng lợi này, ông Moon sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc thúc đẩy các chính sách của ông như phân phối thu nhập, cải tổ hệ thống tư pháp, và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tỷ lệ cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử này, mặc dù diễn ra giữa đại dịch, lên tới 66,2%, cao nhất kể từ năm 1992.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Với con số người bị bệnh do nhiễm coronavirus càng ngày càng tăng, Giám đốc của tổ chức WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết rằng ông “rất lấy làm tiếc khi tổng thống Hoa Kỳ hiện nay đang tạm ngưng tài trợ cho WHO”. Trong khi đó, đối với ông thì Hoa Kỳ và WHO đã từng có một mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp trong quá khứ.
Nhà Trắng đưa ra đề nghị sẽ dùng số tiền dự tính tài trợ cho WHO để đóng góp vào những tổ chức giúp đỡ người dân khác. Một trong những người làm việc cho văn phòng của Tổng thống Trump cho biết, có thể số tiền này sẽ được chuyển cho Hội Chữ thập đỏ hay những tổ chức tương tự. Mỹ đã chuyển 58 triệu đô để tài trợ cho WHO trong năm 2020 này, trước khi Tổng thống Trump tuyên bố tạm hoãn.
Trong khi đó, nhiều lãnh đạo thế giới tỏ ra không hài lòng với quyết định này của ông Trump.
Bill Gates, nhà tài trợ lớn của WHO, tweet rằng, “hoãn tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu là một việc nguy hiểm. Thế giới cần WHO lúc này hơn bao giờ hết”.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói ông đồng cảm với ông Trump, nhưng cho rằng WHO “đảm nhiệm rất nhiều việc quan trọng, trong đó có cả khu vực của chúng tôi, Thái Bình Dương, và chúng tôi làm việc chặt chẽ với họ.”
Trưởng ban Chính sách Đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Josep Borrell tweet: “Không có lý do nào biện minh được cho động thái này vào lúc này khi những nỗ lực của họ là cần thiết hơn bao giờ hết”.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: “Vào những lúc thế này, khi chúng ta cần chia sẻ thông tin và chúng ta cần lời khuyên để dựa vào, WHO có thể cho chúng ta những điều đó”. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ và tiếp tục đóng góp”.
Cả Nga và Trung Quốc đều tỏ ra phản đối quyết định này của ông Trump.