Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post, cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake (bang Arizona) cho biết ông sẽ không bầu cho đương kim tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, mà sẽ bầu cho một ứng viên của Đảng Dân chủ lần đầu tiên trong đời.
“Đây không phải lần đầu tôi bầu cho một người bên Đảng Dân chủ, nhưng là lần đầu bầu cho một ứng viên tổng thống Dân chủ. Lần trước tôi bầu cho ứng cử viên thứ ba. Nhưng tôi sẽ không bầu cho Donald Trump”, ông nói.
Ông Flake nói ông không muốn “đốt đền”, mà đang cố tìm lại “linh hồn đã mất của Đảng Cộng hòa”. Một thất bại của Trump sẽ là điều tốt đẹp nhất cho tương lai của Đảng Cộng hòa. “Không nghi ngờ gì. Tương lai lâu dài của Đảng Cộng hòa, cá đấy. Và cho chủ nghĩa bảo thủ nữa”.
Cựu thượng nghị sĩ này cũng cho biết, trong các cuộc trò chuyện riêng, nhiều đảng viên Cộng hòa nói họ phải đánh đổi, rằng họ phải ra mặt ủng hộ ông Trump để đổi lấy chữ ký của ông cho các chính sách bảo thủ, các đề cử thẩm phán bảo thủ và các chương trình cải tổ thuế quan và pháp luật. Nhưng ván bài đánh đổi đó không kéo dài mãi.
“Tôi không biết ai mà lại nghĩ rằng đây là tương lai của đảng. […] Sự giận dữ và bực bội cũng chỉ giúp ích đến thế là cùng, bạn phải có một triết lý quản trị quốc gia. Tôi không biết bất kỳ đồng nghiệp nào của tôi tin rằng mọi thứ đến đây là hết”, ông nói.
Ông Flake làm thượng nghị sĩ từ 2013 đến 2019 và thường xuyên xung khắc với Tổng thống Donald Trump.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Một khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy gần như cứ bốn người Mỹ thì có ba người ủng hộ bỏ phiếu qua thư do lo ngại dịch bệnh COVID-19, theo NPR.
Cử tri Dân chủ hầu như đều ủng hộ phương pháp bầu cử này, trong khi chỉ có khoảng một nửa cử tri Cộng hòa ủng hộ.
Tổng thống Donald Trump và nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa đã tỏ ra phản đối kịch liệt bỏ phiếu qua thư, cho rằng hình thức này dễ gian lận và Đảng Cộng hòa sẽ thua nếu áp dụng hình thức này. Tuy vậy, nghiên cứu của các chuyên gia không ủng hộ hai giả thuyết này.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ đã chạm ngưỡng 58.365 (tính đến tối thứ Ba), vượt qua số lính Mỹ tử vong trên chiến trường Việt Nam trong suốt hai thập kỷ (58.220), theo NPR.
Mặc dù số lượng tương đương nhau, tỷ lệ tử vong của bệnh dịch COVID-19 cao hơn nhiều so với chiến tranh Việt Nam. Tỷ lệ tử vong hiện tại đang nằm ở mức cứ 100.000 người Mỹ thì có 17,6 người tử vong. Trong khi vào năm 1968, thời điểm lính Mỹ thiệt mạng nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam, tỷ lệ tử vong chỉ nằm ở mức 8,5/100.000.
Có đến sáu ngày trong tháng 4/2020 mà số người tử vong ở Hoa Kỳ vì COVID-19 lên đến hơn 2.000 người. Còn tại cuộc chiến Việt Nam, con số lính Mỹ chết nhiều nhất trong một ngày là 246 người vào ngày 31/1/1968 trong trận Mậu Thân.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Lo ngại về tình trạng thiếu hụt lương thực – thực phẩm, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các nhà máy sản xuất, chế biến lương thực – thực phẩm phải duy trì hoạt động, theo Reuters.
Chính phủ sẽ bảo vệ các nhà máy khi bị các công nhân thưa kiện vì bị lây nhiễm bệnh nơi họ làm việc. Tuy nhiên, sắc lệnh này cũng đính kèm các hướng dẫn cụ thể để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho các công nhân.
Đã có hơn 6.500 nhân viên làm việc trong các nhà máy sản xuất thực phẩm nhiễm coronavirus, trong đó có 20 trường hợp tử vong, theo thông tin từ Nghiệp đoàn Công nhân Thực phẩm và Thương mại Quốc tế (United Food and Commercial Workers International Union – UFCW) vào thứ Ba, 28/4/2020 (giờ Mỹ).
Sắc lệnh này chưa được ban hành đã gây tranh cãi cho các bên. Một mặt, những người ủng hộ cho rằng sắc lệnh này là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế.
Mặt khác, tổ chức UFCW yêu cầu chính quyền Trump phải bắt buộc những nhà máy này phải trang bị các thiết bị bảo hộ ở mức độ tối đa, và đảm bảo xét nghiệm coronavirus hằng ngày cho các nhân viên làm việc tại đây.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Ba vừa qua, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence gây xôn xao các mặt báo Hoa Kỳ vì đã không mang khẩu trang khi đến thăm phòng khám Mayo Clinic ở bang Minnesota, theo NPR. Hành động này đã vi phạm nội quy của phòng khám và bị nhiều người chỉ trích.
Khi phát biểu với các phóng viên, ông Pence cho rằng “với cương vị là Phó Tổng thống Mỹ, tôi được xét nghiệm thường xuyên, những người lân cận tôi cũng vậy”. “Và bởi vì không dương tính với virus, tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để mình có thể giao tiếp trực tiếp, nhìn thẳng vào mắt và nói lời cảm ơn với các nhà nghiên cứu, các nhân viên y tế tuyệt vời đang làm việc tại đây”.
Về phía phòng khám Mayo Clinic, quy định được nêu rõ trên website của họ là yêu cầu tất cả bệnh nhân và nhân viên phải mang khẩu trang để ngăn chặn tình trạng lây lan của COVID-19.
Tổng thống Trump cũng là một người chưa từng mang khẩu trang khi xuất hiện trước công chúng. Ông từng phát biểu vào đầu tháng này rằng “chỉ là tôi không muốn mang nó. Việc mang khẩu trang vốn chỉ là gợi ý. Họ gợi ý mọi người nên mang khẩu trang. Tôi không biết nữa, nhưng có vẻ như, tôi không thấy gợi ý đó hợp lý cho bản thân mình lắm”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Bà Hillary Clinton, cựu ứng cử viên tổng thống năm 2016 đã chính thức ủng hộ ông Joe Biden trở thành người đại diện cho Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống năm nay, theo NPR. Ông Joe Biden hiện nay đang nắm gần như chắc chắn tấm vé ứng cử viên của Đảng Dân chủ sau khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders bỏ cuộc vào đầu tháng Tư.
“Hãy nghĩ xem cuộc sống của chúng ta hiện nay có khác đi không nếu chúng ta có một vị tổng thống tin vào khoa học, một người đặt sự thật trên những giả thuyết và mang chúng ta lại gần với nhau hơn, tỏ ra cho chúng ta thấy lòng trắc ẩn và sự quan tâm của một người tổng thống là như thế nào, và đó là những gì mà Joe Biden đã dùng cả cuộc đời mình để chứng minh”, bà Clinton phát biểu.
Bà Clinton là một nhân vật gây nhiều tranh cãi vào năm 2016, ngay cả trong nội bộ Đảng Dân chủ. Bà cũng bị nhiều người chỉ trích là đã khiến cho đảng này chia rẽ và không thể giành được chức tổng thống mặc dù hơn Donald Trump đến gần ba triệu phiếu phổ thông.
Tuy nhiên, việc bà Clinton chính thức ủng hộ ứng cử viên Joe Biden, sau những nhân vật quan trọng khác như Barack Obama, Bernie Sanders, Elizabeth Warren và Nancy Pelosi, cho thấy Đảng Dân chủ đang tìm cách đoàn kết lại với nhau để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/11 tới.
Văn phòng tranh cử của đương kim tổng thống Donald Trump cho biết Donald Trump đã thắng cử năm 2016 thì cũng sẽ thắng được người mà bà Clinton ủng hộ trong năm 2020 này.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Tối cao Pháp viện Brazil đã cho phép công tố viên điều tra Tổng thống Jair Bolsonaro về việc liệu tổng thống có vi phạm pháp luật khi đuổi việc cảnh sát trưởng liên bang Mauricio Valeixo hay không. Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sergio Moro là người đưa ra cáo buộc này khi ông từ chức vào tuần trước, theo CNN.
Thẩm phán Celso de Mello đã cho công tố viên 60 ngày để điều tra. Cựu Bộ trưởng Moro là một người rất được dân chúng ái mộ tại Brazil vì ông từng là một quan tòa cứng rắn với tội phạm tham nhũng. Ông Moro cũng là một trong những người điều tra để đưa cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva vào tù vì tội tham nhũng. Tổng thống Bolsonaro kiên quyết bác bỏ lời cáo buộc của ông Moro và cho rằng những việc ông làm là nằm trong quyền hạn của tổng thống.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.