Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Tình hình đại dịch COVID-19 cho đến tối nay có gì mới? Website của Bộ Y tế lúc 17:58 cho biết Việt Nam có 257 ca nhiễm, chưa có ca tử vong nào. Hôm nay, Bộ Y tế cũng chưa công bố thêm ca nhiễm nào. Tính cho đến 18:00, toàn thế giới có 1.652.972 […]
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phủ nhận cáo buộc cho rằng họ phớt lờ cảnh báo của Đài Loan về một loại coronavirus chủng mới có thể lây nhiễm từ người sang người hồi cuối năm ngoái, AFP đưa tin.
Trước đó một ngày, Mỹ cho biết họ “cực kỳ phiền lòng với việc thông tin của Đài Loan đã không đến được với cộng đồng y tế toàn cầu, thể hiện qua việc không có thông tin nào về lây nhiễm từ người sang người trong tuyên bố ngày 14/1/2020 của WHO”.
Trong một email gửi cho AFP hôm thứ Sáu vừa qua, WHO nói họ nhận được một email từ chính quyền Đài Loan ngày 31/12 cho biết “có thông tin báo chí về các ca viêm phổi bất thường ở Vũ Hán và rằng giới chức Vũ Hán tin đây không phải là SARS”.
“Thư này không nói gì đến việc lây nhiễm từ người sang người”, WHO khẳng định. Họ cho biết đã đề nghị chính quyền Đài Loan cho biết bằng chứng họ thông báo cho WHO về việc này nhưng chưa nhận được phản hồi từ Đài Loan.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cho đến nay, ít nhất ba thành viên của các bộ lạc bản xứ ở Brazil đã chết vì COVID-19, CBS News đưa tin. Trong số đó, có một nam thiếu niên 15 tuổi mới qua đời hôm thứ Năm tuần này tại một bệnh viện. Thiếu niên này thuộc về một bộ lạc sống tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài, sâu trong các cánh rừng Amazon.
Amazon Watch, một tổ chức phi chính phủ bảo vệ các bộ lạc bản xứ nói COVID-19 là một mối đe dọa khổng lồ cho 850.000 người bản xứ ở Brazil. Nhiều người khác lo sợ các bộ lạc sẽ bị xóa sổ.
Do hoạt động khai mỏ và phá rừng, các bộ lạc vốn sống sâu trong các cánh rừng Amazon phải tiếp xúc với người từ các nơi khác tới. Đây được cho là một nguồn lây nhiễm.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Khi được Washington Post hỏi về việc Nhà Trắng cáo buộc đài VOA tuyên truyền cho Trung Quốc trong vấn đề dịch bệnh, bà Amanda Bennett, giám đốc đài này nói: “Chúng tôi không bao giờ tuyên truyền cho ai cả.”
“Chúng tôi đưa tin từ mọi phía. Đây là một phần lý do tại sao chúng tôi được tin tưởng như vậy trên thế giới”, bà cho biết.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là một phần của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ(USAGM), một cơ quan nhà nước phụ trách các hoạt động phát thanh – truyền hình quốc tế mà không nằm trong quân đội Mỹ. Đài này được thành lập năm 1942 và được Quốc hội Mỹ tài trợ.
“Tôi e rằng tôi không thể nói với bạn cái gì gây ra việc này [cáo buộc] “, bà Bennett nói. “Tôi thực sự không biết. Nó như từ trên trời rơi xuống vậy đó.”
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Thứ Năm vừa qua, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama có một lời khuyên, cũng là lời kêu gọi các lãnh đạo địa phương ở Mỹ đang đối phó với đại dịch COVID-19:
“Sai lầm lớn nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể phạm phải trong những tình huống như thế này là đưa ra thông tin không đúng sự thật, đặc biệt khi chúng ta yêu cầu người dân phải hy sinh và hành động không theo quán tính tự nhiên của họ”.
Phát biểu này được đưa ra trong một hội thảo trực tuyến do Bloomberg Philanthropies tổ chức.
“Hãy nói [sự thật] một cách rõ ràng. Nói [sự thật] với lòng trắc ẩn”, ông nói. “Hãy nói [sự thật] với sự thấu cảm cho những gì mà người dân đang phải trải qua”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Trong một động thái bất thường, website của Nhà Trắng mới đăng một bài viết ngắn cáo buộc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tuyên truyền cho Trung Quốc trong vấn đề dịch bệnh.
VOA là đài độc lập nhưng nhận tài trợ từ chính phủ Mỹ, mà theo Nhà Trắng là 200 triệu USD/năm.
Dẫn chứng Nhà Trắng đưa ra là VOA ca ngợi lệnh phong thành ở Vũ Hán (Trung Quốc) như một hình mẫu thành công được nhiều nước trên thế giới sao chép, đăng video chính phủ Trung Quốc làm lễ mừng chấm dứt cách ly, đăng các hình đồ họa so sánh số người chết ở Mỹ và Trung Quốc trong khi tình báo Mỹ đã cảnh báo không xác thực được các số liệu của Trung Quốc.
Tuy vậy, bài viết không chỉ cho rằng VOA tuyên truyền cho nỗ lực chống dịch COVID-19 của Trung Quốc, mà còn chia sẻ những thông điệp đe dọa nước Mỹ của Iran và video tuyên truyền chống Mỹ của Nga.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu (giờ Mỹ) tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump xác nhận ông sẽ thành lập một nhóm đặc trách gồm các chuyên gia y tế và đại diện doanh nghiệp để quyết định khi nào mở cửa trở lại nền kinh tế và mở như thế nào. Ông sẽ công bố các thành viên của nhóm đặc trách này vào thứ Ba tuần tới.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo Reuters, Apple và Google sẽ cùng hợp tác tạo ra một phần mềm trên điện thoại cá nhân để theo dõi người mắc bệnh hoặc có khả năng cao mắc bệnh COVID-19. Phần mềm này sẽ được sử dụng được cho cả iPhone và điện thoại Android. Apple và Google sẽ sử dụng kỹ thuật Bluetooth để giúp chính phủ dùng một ứng dụng được cài đặt vào điện thoại thông minh để theo dõi người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
Đây là một sự hợp tác hiếm hoi của hai hãng điện tử lớn tại Silicon Valley và sẽ có thể giúp cho những người cần đi khám nghiệm hay cần được cách ly nhận biết một cách nhanh chóng hơn hiện nay. Các chuyên gia y tế còn cho biết, việc theo dõi bệnh nhân hay người có thể bị bệnh sẽ là một việc làm rất quan trọng khi bãi bỏ các lệnh phong tỏa.
Tuy nhiên, việc lắp đặt ứng dụng để chính phủ theo dõi người dân cho dù là vì dịch bệnh đi chăng nữa, thì cũng vấp phải phản ứng của những người muốn bảo vệ quyền tư ẩn. Apple và Google hứa hẹn kỹ thuật của họ sẽ bảo đảm an toàn, quyền tư ẩn và những thông tin cá nhân khác.
Các nước khác, ví dụ như Singapore và Trung Quốc, cũng đã phát triển một số phần mềm để theo dõi người bệnh. Tại châu Âu, Cộng hòa Séc cũng cho biết sẽ có phần mềm như thế sau Lễ Phục Sinh. Anh, Đức và Ý cũng đang phát triển phần mềm tương tự.