Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi ngày, vào lúc 8:00, 13:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Bức hình trên là một cuộc biểu tình của khoảng hai ngàn người Israel phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu ở Tel Aviv. Những người biểu tình lên án các chính sách chống dịch mà họ cho là vi phạm nhân quyền như nghe lén điện thoại của công dân. Đồng thời, người biểu tình cũng bức xúc vì ông Netanyahu cũng đang bị truy tố vì tội tham nhũng nhưng vẫn có thể bổ nhiệm nhiều chức danh quan trọng như cảnh sát trưởng, tổng chưởng lý, thẩm phán…
Người biểu tình được lệnh phải đứng cách nhau ít nhất hai mét, cảnh sát đánh dấu những chỗ họ có thể đứng, và ban tổ chức biểu tình phải cung cấp khẩu trang cho những người tham dự.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Đó là lời khuyên của Giáo sư chuyên ngành y tế toàn cầu David Babarro, Đại học Hoàng gia London, theo The Guardian. Ông cũng là đại sứ của Tổ chức Y tế Thế giới trong vấn đề COVID-19.
“Có một số loại virus rất khó phát triển được vaccine, cho nên trong tương lai trước mắt, chúng ta sẽ phải tìm cách chung sống với loại virus này như một mối đe dọa thường trực”, ông nói.
“Điều đó có nghĩa là cách ly những người có dấu hiệu nhiễm bệnh và những người họ tiếp xúc. Người già sẽ phải được bảo vệ. Ngoài ra còn phải đảm bảo năng lực điều trị của các bệnh viện. Nó sẽ là một thực tế bình thường với tất cả chúng ta.”
“Tôi nghĩ an ninh y tế toàn cầu sẽ trở thành một phần của một danh sách rất ít ỏi các vấn đề cực kỳ trọng yếu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, mà chúng ta chỉ có thể giải quyết được bằng cách hợp tác với các nước khác”, ông nhận định.
“Một trong những bài học lớn từ đại dịch lần này sẽ là khi nói đến hệ thống y tế thế giới, chúng ta chỉ mạnh ngang với mắt xích yếu nhất trên hệ thống mà thôi”.
“Mặc dù Trung Quốc bị chỉ trích là đúng vì đã che giấu thông tin giai đoạn đầu, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều nếu đại dịch này khởi phát ở châu Phi. Hợp tác quốc tế và hỗ trợ các hệ thống y tế ở những nước nghèo nhất phải là ưu tiên số 1 […]”.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm Chủ nhật (giờ Mỹ), Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steve Mnuchin trả lời CNN:
“Chúng tôi đã đề tên Tổng thống vào chi phiếu. Đó là ý tưởng của tôi. Ông là Tổng thống và tôi nghĩ đó là một biểu tượng tuyệt vời cho công chúng Mỹ.”
Như vậy, ông Mnuchin đưa ra thông tin trái với nghi ngờ của nhiều người là ông Trump yêu cầu việc này.
Bối cảnh:
Tìm hiểu sâu hơn:
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã chỉ trích các lệnh phong tỏa và cách ly vì bệnh COVID-19 trong một buổi mít-tinh với công chúng vào ngày Chủ nhật vừa qua.
Những người dân ủng hộ Bolsonaro đã cùng lúc xuống đường biểu tình chống các luật này và yêu cầu mở cửa nền kinh tế.
Brazil là nước có số người nhiễm coronavirus cao nhất trên toàn Nam Mỹ với số người bị bệnh hiện nay là 38.654 và đã có 2.462 người qua đời. Trong lúc gặp gỡ vài trăm người dân tại Brasilia, Tổng thống Bolsonaro đã không mang khẩu trang và gọi những người biểu tình đòi mở cửa kinh tế là yêu nước vì họ đã bảo vệ quyền tự do cá nhân.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Chính phủ Anh phủ nhận thông tin về việc họ sẽ nới lỏng các lệnh cách ly và phong tỏa vì bệnh COVID-19 trong thời gian sắp tới, theo Reuters.
Bộ trưởng Nội các, Michael Gove, trả lời với Sky News rằng “những thông tin và lời khuyên [của chuyên gia] không cho phép chúng ta dỡ bỏ những điều luật hạn chế ngay lúc này.”
Trong Chủ nhật, Anh có thêm 596 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 16.060. Theo Bộ Y tế Anh, còn quá sớm để xác định Anh đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, có vẻ là Anh đang đi đúng hướng vì số lượng người bị nhiễm bệnh và tử vong đang có xu hướng giảm.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Đức Giáo hoàng Francis đã rời Vatican sau hơn một tháng, và đã đến dâng lễ Lòng Chúa Thương Xót vào ngày Chủ nhật 19/4/2020 tại nhà thờ Santo Spirito ở Sassia. Ông kêu gọi mọi người hãy chú tâm đến những điều bất bình đẳng và bất công trên toàn thế giới mà dịch bệnh COVID-19 đã phơi bày ra cho chúng ta.
Ông cũng nói rằng, quá trình phục hồi sau khi đại dịch COVID-19 đã qua phải đảm bảo công bằng và hợp lý cho tất cả mọi người.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm nay, 20/4, chính phủ Australia cho biết họ muốn Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin ở Úc, trong bối cảnh doanh thu quảng cáo của báo chí nước này đang tụt dốc không phanh vì đại dịch COVID-19.
Cơ quan giám sát cạnh tranh của nước này sẽ trình một dự thảo quy định vào cuối tháng Bảy tới.
Hiện Google đang chiếm 47% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Úc, trong khi Facebook là 24%. Điều này gây khó khăn cho báo chí truyền thống vốn sống dựa vào quảng cáo. Khi Australia phong tỏa xã hội vì đại dịch COVID-19, hàng chục tờ báo cũng phải dừng ấn bản in vì không còn quảng cáo nữa.