Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Trang Business Insider hôm thứ Hai mới tung ra một bản tin độc quyền về hai nhân chứng mới ủng hộ cáo buộc ông Joe Biden tấn công tình dục nhân viên cũ vào năm 1993.
Bà Tara Reade, nhân viên cũ của văn phòng Thượng nghị sĩ Joe Biden năm 1993, tố cáo sếp cũ – nay là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ – ghì bà vào tường và sờ soạng bên trong váy áo của bà. Vài ngày trước, một đoạn video cho thấy một phụ nữ giấu tên – mà bà Reade xác nhận là mẹ cô – gọi điện cho chương trình “Larry King Live” của đài CNN vào năm 1993 để hỏi về cách xử lý rắc rối với một thượng nghị sĩ có tiếng.
Trong khi ông Biden im lặng và văn phòng tranh cử của ông phủ nhận cáo buộc này, lại có thêm hai nhân chứng mới bất lợi cho ông: một hàng xóm cũ và một đồng nghiệp cũ của bà Reade.
Bà Lynda LaCasse, hàng xóm cũ, đồng thời là người theo Đảng Dân chủ và ủng hộ chiến dịch của ông Biden, cho biết bà Reade từng nói với bà chuyện này vào khoảng năm 1995 – 1996. Người đồng nghiệp cũ của bà Reade cũng cho biết thông tin tương tự.
“Tôi phải ủng hộ bà ấy, đơn giản chỉ vì đó là những gì đã xảy ra”, bà LaCasse nói. “Chúng ta phải đứng lên và nói sự thật”.
“Cá nhân tôi là người theo Đảng Dân chủ, một người theo Đảng Dân chủ rất nhiệt thành. Và tôi ủng hộ ông Biden, dù sao đi nữa. Nhưng tôi vẫn phải ra mặt và nói ra chuyện này”, bà cho biết.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Liên minh Châu Âu (EU) hôm thứ Hai (27/4) phủ nhận thông tin cho rằng họ đã hạ giọng chỉ trích chiến dịch tin giả liên quan đến COVID-19 của Trung Quốc do chịu áp lực từ nước này, theo AFP.
Tuần trước, tờ New York Times đưa tin EU đã hoãn thời gian công bố và sửa lại một báo cáo về chiến dịch tin giả toàn cầu liên quan đến đại dịch COVID-19 theo hướng bớt gay gắt với Trung Quốc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao EU cho biết bản thảo ban đầu mà New York Times nhắc tới thực ra là một văn bản lưu hành nội bộ của EU, và họ không hề chỉnh sửa báo cáo vì chịu áp lực từ bên ngoài.
Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP), đảng lớn nhất trong Nghị viện Châu Âu, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao EU giải thích rõ việc này. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phủ nhận việc tham gia vào bất kỳ một chiến dịch tin giả nào.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Tại một buổi họp trực tuyến tại Geneva ngày 27/4, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết việc cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là cho trẻ em, ở những nước nghèo nhất trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng mạnh, theo những cách tồi tệ nhất.
Ông quan ngại rằng các nước sẽ sao nhãng chương trình tiêm chủng cho trẻ em khi hầu hết nguồn lực hiện nay đang dành cho việc chống dịch COVID-19. Theo ông, trẻ em vốn không bị lây bệnh COVID-19 nhiều, nhưng luôn là nạn nhân của những bệnh khác và cần phải có chủng ngừa.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) và hãng thông tấn Reuters, toàn thế giới đã có hơn 3 triệu người nhiễm bệnh COVID-19. Theo thống kê của Reuters, dịch bệnh bắt đầu khi Trung Quốc báo cáo 41 người nhiễm coronavirus vào ngày 10/1/2020 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, với con số là có hơn 3 triệu người bệnh trong vòng bốn tháng qua thì bệnh COVID-19 đã lây lan mạnh hơn dịch cúm thường hằng năm rất nhiều. Theo WHO, mỗi năm thế giới chỉ có 3 đến 5 triệu người nhiễm bệnh nặng trong dịch cúm mùa.
Còn trong tuần vừa qua, đã có 82.000 ca bệnh được báo cáo trên toàn cầu. ¼ trong số đó là đến từ Hoa Kỳ và 43% là từ châu Âu. Ngoài ra, thống kê cũng cho biết 1 trong 7 người nhiễm bệnh sẽ tử vong. Và con số người chết vì COVID-19 có thể là còn cao hơn con số được báo cáo, vì có những người chết mà có ít hoặc không có triệu chứng của bệnh này.
Con số người mới nhiễm bệnh trên toàn cầu đã giảm xuống vào cuối tuần vừa qua và tháng Tư cũng đã giảm số người bệnh mới so với tháng 3/2020. Tại châu Âu, các nước Italy, Pháp, và Tây Ban Nha đều báo cáo con số người bệnh đã giảm xuống trong những tuần vừa qua. Nhưng các nước này đều báo cáo tới 2.000 – 5.000 ca bệnh mới mỗi ngày.
Hoa Kỳ báo cáo mỗi ngày có 30.000 ca bệnh COVID-19 mới trong tuần vừa qua và có 1/3 ca bệnh mới trên toàn cầu là ở Mỹ. Tuy vậy, các tiểu bang của Mỹ đang tìm cách mở cửa trở lại nền kinh tế khi có dự đoán cho mức thất nghiệp toàn quốc trong tháng Tư là 16%.
Còn tại châu Á, khi số người bệnh COVID-19 là dưới 7% trong tổng số toàn cầu, có nhiều nước đang chống đỡ với việc nhiễm lại bệnh. Ví dụ như tại Nhật Bản và Singapore, con số người nhiễm bệnh đã tăng trong tháng Tư so với những tháng trước. Thế nhưng, tại Nam Hàn thì con số người nhiễm COVID-19 đã giảm hẳn với 10 ca trong tuần qua. Trung Quốc vốn là nơi bắt đầu ổ dịch cũng đã tuyên bố không còn người bệnh COVID-19 tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc.
Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo mọi người rằng bệnh COVID-19 vẫn chưa chấm dứt. Con số người nhiễm bệnh tại Nam Mỹ và châu Phi vẫn đang tăng cao. Con số người bị bệnh tại Mexico tăng đến 7-10% mỗi ngày trong tuần qua và tổng số ca bệnh tại nước này là 13.800. Brazil cũng đã có hơn 60.000 người bệnh.
Tại châu Phi, 40% tổng số người bệnh tại châu lục này là ở những quốc gia Bắc Phi, trong đó có Morocco, Ai Cập, và Algeria. Ba nước này có thể là những nước sẽ có mức lây lan mạnh trong những ngày sắp tới.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra vào ngày thứ Hai, 27/4/2020 (giờ Mỹ) về việc Tổng thống Donald Trump cắt tài trợ cho WHO. Ủy ban này đã cho Bộ Ngoại giao một tuần để cung cấp các tài liệu liên quan.
Chủ tịch của ủy ban này, ông Eliot Engel (Đảng Dân chủ) cho biết ông đồng ý rằng WHO có vấn đề và phải được cải tổ, tuy nhiên, việc “cắt tài trợ cho WHO khi thế giới đang chống trả thảm họa COVID-19 không hẳn là cách giải quyết”. Ông Engel đã viết trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mike Pompeo.
Tổng thống Trump đưa ra quyết định hoãn tài trợ cho WHO vào ngày 14/4/2020. Lãnh đạo các quốc gia khác và Đảng Dân chủ đã chỉ trích quyết định này. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ Trump. Họ cho rằng WHO cần phải cải tổ vì đã quá “thân Trung Quốc” và phải bắt đầu bằng việc ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Hai, 27/4/2020 (giờ Anh), thẩm phán Vanessa Baraitser tuyên bố vụ án dẫn độ người sáng lập trang Wikileaks, Julian Assange, về Mỹ sẽ phải hoãn lại. Trước đó, trong một phiên xử vào tháng Hai, các bên đã đồng ý sẽ ra tòa vào ngày 18/5 để tranh biện về việc có thể dẫn độ Assange về Mỹ hay không, với thời gian xử án là ba tuần.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh COVID-19 nên tại Anh hiện nay không có một phiên tòa nào cho phép các luật sư xuất hiện tại tòa án, mà chỉ được dùng điện thoại để có những buổi xử án trực tuyến. Thẩm phán Baraitser cho rằng một vụ án lớn như vụ việc này phải được đưa ra xét xử với các luật sư có mặt trực tiếp tại tòa. Phiên tòa cho việc dẫn độ Assange có lẽ sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11.
Phiên tòa vào ngày thứ Hai vừa qua đã phải dùng phương pháp trực tuyến và những ký giả có mặt đã không thể nghe phiên xử vì những lý do kỹ thuật. Đó là một lý do khiến việc xử vụ dẫn độ không thể dùng phương pháp trực tuyến và thẩm phán phải yêu cầu luật sư có mặt tài tòa.
Luật sư của Julian Assange cũng cho biết thêm là họ không gặp được ông trong suốt một tháng vừa qua mà chỉ có thể dùng điện thoại để trao đổi vì bệnh dịch COVID-19.
Năm ngoái, Đại sứ quán Ecuador đã giao nộp Julian Assange cho nhà chức trách Anh quốc sau khi ông này tị nạn ở sứ quán đến bảy năm. Assange cho rằng việc nước Mỹ muốn xét xử ông là trái nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Hoa Kỳ cho biết họ không xét xử ông vì hành vi ngôn luận mà vì những thông tin ông nêu ra đã gây nguy hiểm, thậm chí là chết người, đối với những điệp viên hoạt động bí mật.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo báo Guardian, chỉ sau hai ngày công bố xóa án phạt bằng roi (flogging) thì Arab Saudi đã xóa án tử hình cho những phạm nhân vị thành niên. Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Arab Saudi, ông Awwad Alawwad, thì việc xóa án tử hình cho trẻ vị thành niên được ban ra bằng một sắc lệnh hoàng gia.
Theo đó, người phạm tội vị thành niên sẽ bị tuyên án không hơn 10 năm trong những trại cải huấn cho trẻ em (juvenile detention facility).
Arab Saudi là một trong những quốc gia xử tử hình nhiều người nhất trên toàn thế giới, và những người đối lập tham gia biểu tình cũng có thể bị kết án tử hình. Trong năm 2019, quốc gia Hồi giáo này đã tử hình 187 người, theo một báo cáo chính thức.
Năm 2018, Arab Saudi đã bị rất nhiều quốc gia và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ vụ phóng viên Jamal Khashoggi bị sát hại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người lên án về vụ việc cho rằng Thái tử Mohammed bin Salman là người chủ mưu của vụ án. Thế nên, một số cải cách về hình phạt – như đánh roi và tử hình người vị thành niên – được đưa ra nhằm cải thiện hình ảnh của Thái tử Salman.