Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Khi dịch bệnh xảy ra, một trong những biện pháp kiềm chế lây lan là tránh tụ tập đông người. Trong khi đó, những dịp bầu cử là một trong những sự kiện tụ tập đông người nhất ở mọi quốc gia. Bầu cử là quyền lợi cơ bản của mỗi công dân. Làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người dân, lại vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả?
Chuyên gia Kevin R. Kosar của Viện nghiên cứu R Street cho rằng có một giải pháp dung hòa được cả hai: bầu cử qua thư (voting by mail).
Theo Kosar, hàng chục năm qua các quân nhân Mỹ làm việc ở nước ngoài đã thực hiện quyền bầu cử của mình qua thư gửi bưu điện. Một số bang tại Mỹ như Washington, Oregon và Utah đã cho phép công dân bỏ phiếu tại nhà. Ở các bang đó, những lá phiếu (ballot) được gửi tới tận nhà, và mỗi cử tri có quyền quyết định bỏ phiếu qua thư hay trực tiếp đến địa điểm bầu cử. Hầu hết các bang khác đều mặc định công dân phải bỏ phiếu trực tiếp tại điểm bầu cử, và chỉ cho phép bầu cử qua thư nếu có yêu cầu. Trong khi thẻ đăng ký (registration card) và các hướng dẫn bầu cử đã được gửi đến cử tri qua thư, việc gửi phiếu bầu đến cử tri vẫn chưa được phổ biến. Kosar dự báo rằng trong bối cảnh dịch bệnh lây nhiễm, chính quyền các bang tại Mỹ sẽ phải tức tốc thay đổi, hiện đại hóa hệ thống bầu cử lạc hậu của mình.
Đồng tình với nhận định trên, Dale Ho, giám đốc Dự án Quyền Bầu cử (Voting Rights Project) gợi ý các giải pháp chính quyền Mỹ cần thực hiện để đảm bảo người dân không phải đắn đo lựa chọn một trong hai, hoặc quyền bầu cử hoặc an toàn sức khỏe của mình.
Theo đó, chính quyền phải gửi lá phiếu đến tận nhà cho tất cả các cử tri có quyền bầu cử, đi kèm với nó là phong bì tự niêm phong và tem dán sẵn. Các lá phiếu có dấu bưu điện gửi đi trước ngày ấn định bầu cử đều phải được xem là hợp lệ. Trong trường hợp phiếu bầu có lỗi sai hoặc trục trặc, cử tri phải được thông báo để có cơ hội chỉnh sửa. Hình thức bầu trực tiếp vẫn được duy trì cho những cử tri có nhu cầu, hoặc không thể bầu qua thư. Đơn vị tổ chức bầu cử cần chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực để đảm bảo khả năng xử lý lượng phiếu khổng lồ đổ về qua đường bưu điện. Hơn nữa, các bang cần bỏ quy định hạn chế về việc phải chờ đến đúng ngày bầu cử mới được phép xử lý kiểm đếm phiếu bầu.
Quy định và truyền thống về Ngày bầu cử (Election Day) cũng sẽ là một điểm cần phải thay đổi, theo Lee Drutman của Viện nghiên cứu New America.
Bên cạnh việc bỏ phiếu qua bưu điện, Drutman đề xuất giải pháp kéo dài thời gian bầu cử, từ Ngày bầu cử thành Tháng bầu cử, hay thậm chí là Các tháng bầu cử. Sự thay đổi này sẽ tiện lợi hơn cho cử tri. Họ có thể bỏ phiếu vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Dù đây là giải pháp ứng phó trong tình hình đại dịch, nhưng một khi trải nghiệm sự tiện lợi này, các công dân sẽ không muốn từ bỏ nó. Và càng tiện lợi, số lượng cử tri bỏ phiếu sẽ càng đông hơn. Các hoạt động tranh cử giành lấy sự ủng hộ của cử tri cũng sẽ phải thay đổi tương ứng.
Joe Brotherton, chủ tịch của Democracy Live, một công ty startup cung cấp sản phẩm phiếu bầu điện tử (electronic ballots), dự đoán rằng công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong tương lai các cuộc bầu cử.
Về lâu dài, Brotherton nhận định việc cử tri bỏ phiếu qua điện thoại di động với các ứng dụng công nghệ bảo mật, minh bạch và tiết giảm chi phí có thể sẽ thành hiện thực. Còn trong tương lai gần, một hệ thống lai (hybrid), bỏ phiếu qua điện thoại thông minh với kết quả là phiếu bầu giấy để kiểm đếm, đang xuất hiện ở nhiều địa điểm bầu cử. Brotherton nhấn mạnh công nghệ này đã tồn tại và được ứng dụng từ lâu trong thực tế. Các quân nhân ở nước ngoài cùng với những người khuyết tật đã thực hiện việc bỏ phiếu từ xa qua điện thoại di động, cho ra phiếu bầu giấy để kiểm đếm trong suốt gần một thập niên qua tại Mỹ.
Nếu bầu cử trực tuyến còn xa lạ với đa số người dân Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, thì tại quốc gia nhỏ bé Estonia, nó đã trở thành hoạt động quen thuộc từ lâu.
Kể từ năm 2005, công dân Estonia tại bất kỳ đâu trên thế giới cũng có thể thực hiện bầu cử qua mạng. Chính phủ Estonia cho biết có 30% dân số, trong tổng số 1,3 triệu dân của nước này, sử dụng hệ thống bỏ phiếu trực tuyến. Hệ thống tiện lợi đơn giản này tiết kiệm tổng cộng 11.000 ngày làm việc trong mỗi năm diễn ra bầu cử.
Mỗi cử tri Estonia có thể bỏ phiếu qua mạng và thay đổi quyết định bao nhiêu lần tùy ý trước khi hệ thống chốt lại. Để tránh gian lận, cử tri phải xác thực danh tính (với mã số căn cước công dân). Thông tin về danh tính sẽ bị tách rời khỏi phiếu bầu để đảm bảo yếu tố ẩn danh.
Dù rằng vẫn còn nhiều lo ngại về tính an toàn bảo mật của hình thức bầu cử trực tuyến nói riêng và bầu cử từ xa nói chung, trước ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan, sự thay đổi trong hệ thống và phương thức bầu cử có lẽ là không tránh khỏi.
Các chính quyền sẽ phải tập trung nguồn lực và kế hoạch để chuẩn bị chu đáo cho sự chuyển đổi này.